Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Hội thảo "Phát triển ngành VLXD Việt Nam trong điều kiện bình thường mới"

25/06/2022 - 10:38 SA

Ngày 22/6, tại TP.HCM, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Ban Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng Vietbuild đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Phát triển Ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam trong điều kiện bình thường mới”.
Mở màn cho phần tham luận tại Hội thảo, Ths. Phạm Văn Bắc, đại diện lãnh đạo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, tuy gặp nhiều kiện khó khăn về kinh tế nhưng ngành vật liệu xây dựng nói riêng vẫn duy trì được đà tăng trưởng, phát triển tốt, nhiều sản phẩm có mức tiêu thụ tăng so với các cùng kỳ các năm.

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình nguyên vật liệu ngày càng cạn kiệt, nhưng các phế phẩm của các ngành công nghiệp khác ngày càng gia tăng như tro xỉ, xỉ photpho, thạch cao… Vì vậy, cần ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến để tận dụng những nguồn nguyên liệu, phế phẩm của các ngành công nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng nhấn mạnh thêm.

Theo ông Bắc, xét về chiến lược phát triển VLXD đến năm 2030, Bộ Xây dựng xác định sẽ cố gắng phấn đấu để phát triển ngành công nghiệp sản xuất đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại; Đảm bảo các sản phẩm được làm ra phải mang chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.


Bên cạnh đó, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Trình bày tại Hội thảo, đại điện Công ty TNHH Cách âm, cách nhiệt Phương Nam (Công ty Phương Nam), KTS Nguyễn Đinh Sáu - Cố vấn kỹ thuật của Công ty, đã giới thiệu 6 sản phẩm điển hình mà Công ty đang sản xuất và đưa ra thị trường các tấm Sanwich Panel: PIR, Rockwool, Polyisocyanurate, PIR/PU, EPS, PUR. Hầu hết các sản phẩm của Công ty đều mang đặc tính nôi trổi cho việc cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy, tăng độ bền, rút ngắn thời gian thi công và thân thiện với môi trường, am toàn cho sức khỏe.

Công ty Phương Nam hiện có 3 nhà máy sản xuất Panel đều được trang bị dây chuyền công nghệ châu Âu hiện đại (2 nhà máy tại Khu CN huyện Củ Chi, TP.HCM và Nhà máy Panel thứ ba tại khu công nghiệp Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Dự kiến đến năm 2025, sẽ có thêm một nhà máy đi vào hoạt động tại khu vực Miền trung. Trung bình mỗi năm, Công ty Phương Nam cung ứng cho thị trường VLXD trên 3 triệu m² Panel các loại.

Nói về giải pháp mới cho xu hướng xây dựng bền vững, ông Nguyễn Hải Anh, Trưởng phòng Kỹ thuật toàn quốc – Công ty TNHH Saint - Gobain Việt Nam cho biết, Công ty hiện đang có những sản phẩm về khung xương, tấm xi măng sợi, tấm thạch cao, vật liệu cách nhiệt, keo dán gạch chống thấm...

Ông Hải Anh cho biết, chiến lược của Công ty là “Trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng bền vững, giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày thông qua các giải pháp mang lại hiệu quả cao”.

Trước những thách thức về sự gia tăng của quá trình đô thị hóa, số hóa, biến đổi khí hậu và nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm,… Những sản phẩm của Công ty đang nghiên cứu và sản xuất là một giải pháp vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải CO2. Điển hình là sản phẩm vữa tô gốc thạch cao được thiết kế đạt tiêu chuẩn Châu Âu EN 13279, khi đưa vào xây dựng đã khắc phục được hiện tượng bộp, chống nút do co ngót, trọng lượng nhẹ và đặc biệt là không sử dụng cát, tiết kiệm nguồn nước.

Là một đơn vị có bề dày về thời gian hoạt động trong lĩnh vực gạch ngói, Công ty CP Gạch ngói Đồng Nai luôn chú trọng đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất nhằm đạt được chất lượng và hiệu suất cao.

Ông Hoàng Quang Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Đồng Nai cho biết, trong thời gian vừa qua, Công ty luôn nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến từ đó đã giúp phát thải nhà kính nhờ chuyển đổi nhiên liệu và thay đổi khối xếp.

Điển hình là Công ty đã đầu tư, chuyển đổi nhiên liệu lo nung tunnel Nhà máy gạch ngói Việt Đức từ dầu FO sang khí CNG thân thiện với môi trường. Giải pháp này đã giúp giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng Nox, 70% lượng SOx, 50% Hydrocarbon thải ra môi trường và giảm lượng điện tiêu thụ 20.000kwh/tháng.

Để sản phẩm có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, các dự án mới của Công ty sẽ sử dụng nhiên liệu khí CNG hoặc LNG cho lò nung, áp dụng các biện pháp để giảm tổn thất nhiệt năng. Áp dụng các thiết kế mới về lò nung để giảm sử dụng phụ kiện lò nung, giảm tiêu hao nhiên liệu hướng đến sản xuất xanh – thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, mang đến hội thảo còn có nhiều nội dung như: Thay đổi tư duy sản xuất – đất sét nung và nghiền mịn (Văn phòng đại diện Loesche Gmbh tại TP. HCM), phương án tối ưu chống ăn mòn công trình dân dụng biển cho vật liệu sắt thép + mạ/những kẽm+ nhôm + inox (Công ty CP Hóa dầu công nghệ cao HI-PEC), một số sản phẩm gạch block xi măng cốt liệu mới cho các công trình xây dựng (Công ty CP Vật liệu xanh Đại Dũng, giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng của Điện quang ứng dụng cho dân dụng – văn phòng – nhà xưởng (Công ty CP bóng đèn Điện Quang).

Đánh giá tại buổi hội thảo, ông Tống Văn Nga, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, đánh giá buổi Hội thảo diễn ra tốt đẹp. Những tham luận của các đơn vị góp mặt trong hội thảo thật sự chất lượng, hấp dẫn và bổ ích. Tới đây, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ bàn và kết nối với các trường đại học, đặc biệt khoa vật liệu, xây dựng, kiến trúc,.. bởi những kiến thức được chia sẻ tại các hội thảo rất bổ ích cho sinh viên trước khi vào đời, ông Nga chia sẻ.
 
VLXD.org (TH/ KTMT)

 

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng