Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường

26/11/2020 - 10:32 SA

Trong khuôn khổ triển lãm Vietbuild Hà Nội 2020, chiều ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo "Công nghệ và vật liệu đột phá trong ngành xây dựng thời kỳ hậu Covid-19".
Mục tiêu Hội thảo lần này hướng đến là xác định những tác động của dịch Covid-19 đối với tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng, những công nghệ và vật liệu đột phá thời kỳ hậu Covid-19. Bên cạnh đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm ổn định sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng thời kỳ hậu Covid-19.

Tại Hội thảo, Thạc sĩ Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã có bài phát biểu về “Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam thời lỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050”. Ông cho biết, Chiến lược này đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phê duyệt vào tháng 8/2020 vừa qua.
 

Theo đó, ông Bắc cũng đưa ra những mục tiêu chính trong “Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam thời lỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050” bao gồm:

Thứ nhất, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cao trên thị trường quốc tế đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

Thứ hai, loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Đại diện Bộ Xây dựng cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định 1266 về việc phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng, thời gian qua, các doanh nghiệp xây dựng đã đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất vật liệu xây dựng với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường trong nước và quốc tế. 

Về đầu tư, ưu tiên đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng mới, các dự án sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng lượng lớn chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và rác thải sinh hoạt. Về công nghệ, ưu tiên công nghệ tiên tiến với mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp đã giới thiệu công nghệ và vật liệu xây dựng ứng dụng Công nghệ sản xuất mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng; Vật liệu xây dựng thông minh cho thành phố thông minh; đặc biệt nhiều công nghệ thi công nhà hiện đại phục vụ cho nhà chống bão, lũ lụt, nhà ở, công trình phục vụ cho các công trình ở môi trường biển đảo; Giới thiệu các công nghệ sơn chống cháy, chống thấm, sơn sinh thái nâng cao chất lượng công trình... Nâng cao và ổn định chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng; Áp dụng kỹ thuật số; Ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dây chuyền quản lý sản xuất vật liệu xây dựng...

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng