Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Ngành Xi măng Việt Nam: Kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống

07/01/2015 - 03:30 CH

Sáng 6/1, tại Hà Nội, đã tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống ngành xi măng Việt Nam (8/1/1930 – 8/1/2015). Tới dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Lê Văn Tới cùng các thế hệ cán bộ công nhân viên ngành xi măng.
Từ sự kiện đấu tranh của công nhân xi măng ngày 1/8/1930 tại Hải Phòng, ngày 31/5/2004 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 8/1 hàng năm làm ngày truyền thống ngành xi măng Việt Nam. Đây là dịp để những thế hệ cán bộ đã và đang công tác trong ngành xi măng trên cả nước có dịp ngồi ôn lại những bước phát triển của ngành, tiếp tục cùng nhau xây dựng ngành xi măng Việt Nam ngày một lớn mạnh.


Tới dự buổi lễ có đông đảo các thế hệ cán bộ công tác trong ngành xi măng.

Nhà máy xi măng Hải Phòng tiền thân là nhà máy xi măng Portland nhân tạo Đông Dương ra đời năm 1899 được coi là anh cả của ngành xi măng Việt Nam. Công nghệ sản xuất ban đầu với 4 lò đứng, công suất nhỏ, nhà máy liên tục cải tiến công nghệ trở thành đơn vị sản xuất xi măng trụ cột của miền Bắc, miền Nam có nhà máy xi măng Hà Tiên (1964), công suất 240.000 tấn/năm. Đầu những năm 80, cùng với việc thành lập Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng Việt Nam (nay là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam) từ ngày 1/4/1980.

Xuất hiện thêm nhiều nhà máy xi măng lò quay công suất lớn hơn như nhà máy xi măng Bỉm Sơn, (1981) công suất 1.2 triệu tấn/năm sử dụng phương pháp ướt, nhà máy xi măng Hoàng Thạch (1983), công suất 1.1 triệu tấn/năm sử dụng phương pháp khô.

Sau đó nhiều nhà máy xi măng lò quay lớn, hiện đại lần lượt xuất hiện như xi măng Chinfon (1997, 1.4 triệu tấn/năm), xi măng Bút Sơn (1998, 1.4 triệu tấn/năm), xi măng Nghi Sơn (2000, 1.8 triệu tấn/năm), xi măng Hoàng Mai (2002, 1.4 triệu tấn/năm). Bước sang đầu thế kỷ 21 nhiều nhà máy khác được xây dựng và đi vào hoạt động. Từ đó đến nay ngành xi măng đã phát huy truyền thống lâu đời và không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước.


Ông Nguyễn Quang Cung đọc diễn văn chào mừng lễ kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống ngành.

Tại diễn văn chào mừng lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp Hội Xi măng Việt Nam đã điểm qua các sự kiện chính của ngành trong 85 năm xây dựng và phát triển. Từ một nước chỉ nhập khẩu clinker, đến năm 2010, Việt Nam đã tự chủ động sản xuất xi măng cung cấp đủ cho thị trường nội địa, tiếp tục khai thác các thị trường nước ngoài bằng con đường xuất khẩu xi măng, clinker. Năm 2012, Việt Nam mới xuất khẩu gần 8 triệu tấn bao gồm xi măng và clinker, sang năm 2013, con số này đã tăng lên 15 triệu tấn. Kết thúc năm 2014, Việt Nam đã ghi tên mình là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới xuất khẩu nhiều nhất và đứng đầu khối Asean về sản lượng xuất khẩu khi chạm mốc 21 triệu tấn xi măng clinker.


Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thay mặt Bộ Xây dựng cũng đến tham dự.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng nhận định ngành xi măng trong thời gian tới tiếp tục phục hồi do Chính phủ tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, công trình giao thông, bên cạnh đó bất động sản đã có những dấu hiệu khởi sắc làm luân chuyển dòng tiền… Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tới việc tiết giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu trong sản xuất xi măng bằng cách cải tiến công nghệ sản xuất, tận dụng nhiệt khí thải, xử lý rác thải để phát điện. Ông Nam đánh giá, những năm gần đây ngành xi măng đã chủ khống chế được sản lượng xi măng tăng trưởng từng năm, giữ được cân đối cung cầu, trong đó xuất khẩu đóng vai trò bình ổn thị trường.

Kết thúc buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Xi măng đã có những chia sẻ với các thế hệ cán bộ công tác trong ngành xi măng. Với bề dày lịch sử vẻ vang, các cán bộ nhân viên đã và đang công tác của ngành xi măng sẽ tiếp tục cố gắng phát huy những giá trị truyền thống xây dựng nành xi măng Việt Nam ngày một phát triển.

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng