>> Hội thảo quốc tế: "KHCN - động lực phát triển bền vững ngành công nghiệp VLXD Việt Nam"Theo ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hiệp hội VLXD Việt Nam cho rằng:
thị trường VLXD nước ta hiện nay khá phong phú với các nhóm sản phẩm như: ,
gạch ốp lát ceramic, cotto,
sứ vệ sinh,
kính thủy tinh xây dựng,
gạch ngói đất sét nung,
gạch xây không nung,
đá ốp lát thiên nhiên và nhân tạo, công nghiệp ,
vật liệu lợp,
bê tông xi măng, cửa sổ - cửa đi có khung nhựa, kính tăng cường lõi thép, mặt kính phản quang, kính an toàn, kính hộp khí trơ, cách âm, cách nhiệt, chịu lực…
Dù chúng ta đã có sản phẩm xuất khẩu, nhưng trình độ KHCN của chúng ta chưa chưa kịp nâng lên so với trình độ của thế giới. Phải tập trung đầu tư phát triển cho ngành
VLXD để ứng dụng các KHCN tiên tiến của thế giới vào ngành công nghiệp VLXD, từ đó nâng trình độ kỹ thuật hiện đại lên ngang tầm với khu vực và thế giới. Đây là điều hết sức quan trọng vì trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, nhiều loại VLXD của nước ngoài sẽ vào Việt Nam với chất lượng, giá cả phù hợp. Chúng ta phải cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài bằng chất lượng, chủng loại, mẫu mã... nếu không sẽ thua ngay trên sân nhà - ông Huynh nhấn mạnh.
Quang cảnh buổi Hội thảo Đánh giá trên góc độ quản lý ngành trong lĩnh vực KHCN, ông Trần Đình Thái, Phó Vụ trưởng, Vụ KHCN&MT, Bộ Xây dựng cho biết hoạt động KHCN đang đứng trước nhiều cơ hội và đồng thời gặp không ít thách thức. Bộ Xây dựng và các DN trong ngành rất quan tâm đến phát triển KHCN và đã có nhiều tiến bộ so với giai đoạn trước. Việc nghiên cứu, ứng ụng KHCN được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực của ngành VLXD và đã đem lại nhiều thành tựu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khiến ứng dụng KHCN vào sản xuất VLXD còn chậm. Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng này, đó là: sự phối hợp giữa các DN với các viện nghiên cứu, các trường, sự kết hợp giữa các ngành theo hướng ngành nọ liên quan đến ngành kia vẫn còn hạn chế; lượng kinh phí cung cấp hàng năm chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mà các mục tiêu trong chiến lược đặt ra. Việc huy động các nguồn lực bên ngoài còn rất khó khăn.
Các DN lớn của Nhà nước có tham gia vào nghiên cứu, ứng dụng KHCN, còn các DN tư nhân, các DN nhỏ việc tham gia còn hạn chế. Bên cạnh đó, trước đây chúng ta có sự đào tạo đội ngũ làm KHCN tại các nước, thời gian qua chúng ta có tập trung đào tạo nhưng phần nào có sự hẫng hụt trong giai đoạn chuyển tiếp.
Theo ông Thái, để đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất VLXD, Nhà nước phải có cơ chế tài chính (đơn cử như cơ chế giải ngân) để việc ứng dụng KHCN được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Cơ chế phối hợp phải tích cực hơn, đòi hỏi phải xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực cho phát triển KHCN.
VLXD.org (TH)