Nhờ thiết kế thân thiện với môi trường, ngôi nhà vùng Tây Nam Ấn Độ vẫn mát mẻ quanh năm.
Ngôi nhà do nhóm kiến trúc sư của Wallmakers đứng đầu là Vinu Daniel, thiết kế và thi công tại làng Thazhakara, bang Kerala - một bang nhỏ vùng nhiệt đới, Ấn Độ. Nhà có diện tích sàn là 201 m
2, xây tầng rưỡi, hoàn thành vào năm 2015.
Chủ nhà là ông Kurien Philip, một mục sư sống ở Kerala. Nhà truyền thống nơi đây giờ đã được thay thế bằng nhà bê tông giống như những cái hộp, không thích hợp với môi trường. Gia chủ muốn một ngôi nhà phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thân thiện với môi trường và bình dân.
Ông cũng muốn giữ lại những món đồ nội thất cũ đã lỗi thời của mình cũng như giếng nước đã cung cấp nguồn nước đầy đủ trong suốt mùa hè.
Vì thế các kiến trúc sư đã tạo ra một mái vòm giống như một cái ô để bảo vệ ngôi nhà trước cái nắng gay gắt vùng nhiệt đới. “Chiếc ô” dài thách thức với mặt trời ở phía Tây Nam được làm từ 9.000 viên gạch CSEB.
Gạch CSEB là hỗn hợp bùn chứa 80% sỏi, 15% cát và 5% xi măng được sản xuất ngay tại công trình xây dựng, với những kích thước và hình dáng khác nhau, để làm mái, tường, cột. Một bức tường CSEB đã hoàn thành rẻ hơn 15 - 20% và tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 1/4 so với tường gạch đất nung thông thường.
Những bức tường uốn lượn, không có cửa chớp. Tường là những khối đất nén, không cần cốt thép. Gió từ ngoài trời thổi vào trong nhà qua những lỗ nhỏ hình tam giác (giống như cửa sổ) nhưng đồng thời ngôi nhà cũng tránh được những ánh mắt nhìn soi mói của người đi đường nhìn vào.
Phòng ngủ đơn giản. Nội thất trong phòng có tông màu phù hợp với màu tường làm từ gạch bùn.
Cầu thang cũng được làm từ loại gạch bùn CSEB.
VLXD.org (TH/ Archdaily)
Ý kiến của bạn