Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Cát, Đá, Sỏi

Sản lượng khai thác và chế biến cát trắng silic và cát vàng chỉ đạt khoảng 30% công suất

09/10/2022 - 12:25 CH

Bộ Xây dựng cho biết, tổng nhu cầu cát silic trong nước hiện nay khoảng 2 triệu tấn/năm và đến năm 2030 khoảng 3 triệu tấn/năm. Nhu cầu sử dụng cát silic trong nước hạn chế nên sản lượng khai thác và chế biến cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc thực tế mới chỉ đạt khoảng 30% công suất theo Giấy phép được cấp.


Trong đó, nhu cầu trong nước đối với cát trắng silic sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy kính xây dựng khoảng 1,6 triệu tấn/năm, đến năm 2030 xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm.
 

Nhu cầu trong nước đối với cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc phục vụ làm nguyên liệu cho ngành đúc tại một số cơ sở đúc trong nước với nhu cầu không lớn. Ước tính nhu cầu sử dụng cả cát vàng và cát trắng silic khoảng 0,15 triệu tấn/năm.
 

Ngoài ra, còn nhu cầu cát trắng silic làm gốm sứ, sơn, và các lĩnh vực khác ước tính khoảng 0,2 triệu tấn/năm.
 

Như vậy, nguồn cung cấp trong nước hiện nay hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cát silic cho ngành công nghiệp kính và các lĩnh vực khác.
 

Cụ thể, tổng tài nguyên khoáng sản cát silic trên toàn quốc khoảng 1,4 tỷ tấn. Con số này được tính toán trên cơ sở số liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 và số liệu điều tra, đánh giá của Bộ TN&MT.
 

Trong đó, hiện có 23 Giấy phép thăm dò cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc được cơ quan có thẩm quyền cấp. Hiện có 16/23 mỏ đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng và được cấp giấy phép khai thác các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận và Quảng Ninh, với tổng trữ lượng được phê duyệt khoảng 146 triệu tấn, công suất khai thác 6,75 triệu tấn/năm.
 

Vẫn còn 07/23 Giấy phép đang thăm dò chưa cấp phép khai thác tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Bình Thuận.
 

Ngoài ra, còn một số điểm mỏ cát silic ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình được Bộ TN&MT ủy quyền cho UBND tỉnh cấp phép thu hồi khoáng sản với công suất khai thác khoảng 0,3 triệu tấn/năm.
 

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, do nhu cầu sử dụng trong nước còn hạn chế nên sản lượng khai thác và chế biến cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc thực tế mới chỉ đạt khoảng 30% công suất theo Giấy phép.
 

Bộ Xây dựng cho biết, ở Việt Nam hiện nay có các cơ sở chế biến cát gắn với các nhà máy sản xuất kính xây dựng và các cơ sở chế biến cát tách biệt.
 

Hiện có 05 cơ sở chế biến cát trắng silic gắn với nhà máy sản xuất kính xây dựng tại các tỉnh Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Nam, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng công suất thiết kế khoảng 2 triệu tấn/năm. Nguyên liệu đầu vào được lấy từ các mỏ được cấp phép khai thác đã qua sơ tuyển để tiếp tục chế biến tại nhà máy đạt yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất kính và thủy tinh xây dựng.
 

Bên cạnh đó, cả nước hiện có 13 cơ sở chế biến cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc tại các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định và Bình Thuận với tổng công suất chế biến cát trắng silic khoảng 5 triệu tấn/năm, cát vàng khoảng 0,8 triệu tấn/năm.
 

Phần lớn cơ sở chế biến cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc này đều có mỏ được Bộ TN&MT cấp Giấy phép khai thác theo quy định hoặc ủy quyền cho UBND các tỉnh cấp phép thu hồi theo quy định của Luật Khoáng sản. Sản phẩm cát trắng silic sau chế biến chủ yếu làm nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành kính xây dựng, sản phẩm cát vàng làm khuôn đúc chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu cho ngành đúc, luyện kim trong nước và xuất khẩu.
 

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ, thiết bị chế biến cát silic để nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản, phục vụ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.
 

Các dây chuyền tuyển, chế biến được đầu tư đồng bộ các thiết bị tuyển, rửa, phân loại, tách từ, sấy, nghiền... đảm bảo cát silic sau khi chế biến đạt yêu cầu kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất kính và thủy tinh xây dựng, làm khuôn đúc và một số lĩnh vực khác. Gần đây, một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại để chế biến sâu cát trắng thành sản phẩm có giá trị cao.

 

VLXD.org (TH/ TC Xây dựng)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng