Trước tình trạng nguồn cát tự nhiên khan hiếm và có giá rất cao, các nhà khoa học đã sáng chế ra cát nhân tạo với mục đích thay thế cho cát tự nhiên. Cát nhân tạo được nghiền từ đá, sỏi đều được loại bỏ tạp chất và bụi nên không cần phải sàng lọc trước khi cho vào bê tông.
>> Tài nguyên cát có nguy cơ bị cạn kiệt
>> Tiêu chuẩn cát nhân tạo trong sản xuất bê tông
>> Cát nhân tạo khó có chỗ đứng trong các công trình xây dựng
Chúng có kích cỡ đồng nhất, cường độ chịu lực cao nên rất phù hợp để sản xuất bê tông. Tuy nhiên, giá thành của cát nhân tạo hiện vẫn đang ở mức cao cũng như thói quen sử dụng cát tự nhiên đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu đưa vào sử dụng tro tái chế từ chất thải rắn bị đốt cháy để thay thế cho cát. Tại Thụy Sỹ, thành phố Zurich đang xây dựng các tòa nhà với 98% là bê tông tái chế.
Ấn Độ cũng đang triển khai ý tưởng sử dụng nhựa thải để sản xuất bê tông. Ngoài ra, một số vật liệu khác như gỗ cũng đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng.
Ngoài các giải pháp kể trên, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra khuyến nghị chính phủ các nước cùng phối hợp để đưa ra 1 bộ quy tắc chung về quản lý khai thác cát tự nhiên.
Nếu bộ quy tắc được triển khai và các quốc gia thực hiện nghiêm túc thì chắc chắn nguồn tài nguyên cát sẽ không rơi vào cảnh cạn kiệt cũng như nạn buôn lậu cát sẽ không còn tiếp diễn.
Đối với Việt Nam, với chủ trương quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép tại các địa phương trên cả nước.
Các cơ quan ban ngành ngành có liên quan đã tích cực vào cuộc, huy động tối đa các nguồn lực, phối hợp với nhiều đơn vị lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để ngăn ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm những đối tượng khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép tài nguyên cát, quyết tâm đẩy lùi tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, kinh tế xã hội tại địa phương.
VLXD.org (TH/ kythuatchonghanggia)