>> Năm 2020: Dự báo nhu cầu thép của Việt Nam tối đa là 46 triệu tấn
>> Việt Nam sản xuất thép thô nhiều nhất Đông Nam ÁTrong quý II, với sự phục hồi và phát triển của kinh tế trong nước, nhu cầu đã có sự gia tăng tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong ngành tăng tiêu thụ và đạt mức lợi nhuận tốt trong giai đoạn này.
Số liệu báo cáo từ Bộ Công Thương, tháng 9 năm 2015, lượng
sắt thép thô ước đạt 357,8 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ, lượng thép cán ước đạt 360,4 nghìn tấn, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2014. Lượng thép thanh, thép góc ước đạt 360,5 nghìn tấn, tăng 18,4% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng năm 2015, lượng sắt thép thô đạt 2.770,2 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Thép cán đạt 3.084,8 nghìn tấn, tăng 20,1% so với cùng kỳ, thép thanh, thép góc đạt 2.921 nghìn tấn, tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Về tình hình nhập khẩu thép các loại từ thị trường trong tháng 9 tăng 44,1% về lượng và giảm 4,7% về trị giá. Tính chung 9 tháng năm 2015, nhập khẩu thép các loại tăng 41,5% về lượng, tăng 7,2% về trị giá, nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng 37,3% về trị giá.
Bộ Công Thương dự báo tiêu thụ thép có khả năng tăng trong quý VI. Tuy nhiên, bước sang quý III, thị trường thép bắt đầu đi xuống. Sức mua giảm sút khiến cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế.
Để duy trì sản xuất và giữ vững thị phần, các nhà sản xuất thép tiếp tục chính sách giảm giá bán và đẩy mạnh các hình thức triết khấu. Giá bán thép thành phẩm các loại trên thị trường nội địa trong quý III liên tục giảm giá bình quân hàng tháng phổ biến từ 1,5-2,5%.
Bộ Công Thương dự báo tiêu thụ thép có khả năng tăng trong quý VI. Tuy nhiên, thị trường thép sẽ không diễn biến thuận lợi như những tháng đầu năm do mức độ cạnh tranh trong nước ngày càng tăng, sức ép cạnh tranh từ nguyên liệu và thép nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc ngày càng lớn.
VLXD.org (TH/Vinanet)