>> Giá thép xây dựng đã tăng khoảng 300-1.000 đồng/kg trong tháng 9/2017
>> Tổng quan thị trường thép xây dựng 8 tháng năm 2017
1. Tình hình sản xuất:
Theo số liệu của VSA, trong tháng 9/2017,
sản xuất thép của các
doanh nghiệp thép trong nước đạt 836.624 tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ 2016 và tăng 18,13% so với tháng trước.
Tính chung 9 tháng của năm 2017, tổng lượng thép sản xuất đạt 15,425 triệu tấn, tăng 24,2 % so với cùng kỳ 2016. Trong đó, sản lượng
thép xây dựng trong 9 tháng đã đạt 6,809 triệu tấn, tăng 14,3%; Ống thép đạt 1,626 triệu tấn, tăng 19,7%; Tôn mạ kim loại đạt 3,333 triệu tấn, tăng 40,3%; Thép cán nguội đạt 2,867 triệu tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2016.
2. Tình hình tiêu thụ:
Tiêu thụ nội địa:
Trong tháng 9/2017, tổng lượng
thép tiêu thụ trong nước đạt 740.565 tấn, giảm 6,5% so với tháng trước, nhưng tăng so với cùng kỳ 2016 là 16,5%.
Tính chung 9 tháng của năm 2017, tổng lượng thép tiêu thụ trong nước đã đạt gần 12,922 triệu tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 6,722 triệu tấn, tăng 15,9%; Ống thép đạt 1,611 triệu tấn, tăng 18,9%; Tôn mạ đạt 2,58 triệu tấn, tăng 26,6%; Thép cán nguội đạt 1,46 triệu tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ 2016.
Xuất khẩu:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu được 450.590 tấn
sắt thép các loại, đạt trị giá 294,050 triệu USD; tăng 2,4% về lượng và 6,9% về trị giá so với tháng 8/2017.
Tính chung 9 tháng của năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 3,314 triệu tấn sắt thép các loại, đạt trị giá 2,184 tỉ USD; tăng 31,6% về lượng và 51,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
3. Tình hình nhập khẩu:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 1,092 triệu tấn sắt thép các loại tương đương với trị giá 674,119 triệu USD; giảm 22,7% về lượng và 15,2% về trị giá so với tháng 8/2017.
Tính chung trong 9 tháng của năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 11,477 triệu tấn sắt thép các loại tương đương với trị giá 66.687,046 triệu USD; so với cùng kỳ năm 2017, lượng sắt thép nhập khẩu đã giảm mạnh về lượng (17,3%); tuy nhiên, trị giá nhập khẩu lại tăng 14,2%.
Hiện, sắt thép các loại nhập khẩu của Việt Nam phần lớn từ thị trường Trung Quốc, với trị giá nhập khẩu trong 9 tháng đạt: 3,172 tỉ USD, chiếm 47,37% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng của năm 2017. Tiếp đến là các thị trường: Nhật Bản với trị giá nhập khẩu đạt 1,008 tỉ USD, chiếm 15,05%; Hàn Quốc là 888,04 triệu USD, chiếm 13,26%; Đài Loan: 657,072 triệu USD, chiếm 9,81%; Ấn Độ: 575,143 triệu USD, chiếm 8,59% trong tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng của năm 2017.
4. Diễn biến giá
Diễn biến giá cả nguyên liệu thép thế giới:
Thống kê của Cục Quản lý Giá cho thấy, giá chào
phôi thép thị trường thế giới từ cuối tháng 1 đến tháng 2/2017 tăng khoảng 10-15 USD/tấn so với tháng 12/2016; đến tháng 3/2017 giá chào phôi thép thị trường thế giới tăng khoảng 5-10 USD/tấn so với cuối tháng 2/2017; từ cuối cuối tháng 4, đầu tháng 5/2017, giá thép phế giảm từ 20-25 USD/tấn, còn mức 255-265 USD/tấn, giá phôi thép giảm mạnh từ 25-23 USD/tấn và hiện còn giữ mức 390-410 USD/tấn phôi thép; Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2017 đến nay, giá chào phôi thép thị trường thế giới đã tăng khoảng 20-35 USD/tấn, hiện tại giá chào phôi thép CFR Đông Á ở khoảng 420-445 USD/tấn, giá chào phôi CIS khoảng 435 USD/tấn FOB Biển Đen.
Tại thị trường thế giới, trong tháng 9, giá chào bán phôi thép tiếp tục có xu hướng tăng khoảng 5-10 USD/tấn so với tháng 8/2017; cụ thể: giá chào phôi thép CFR Đông Á ở khoảng 420 - 445 USD/tấn, giá chào phôi CIS khoảng 435 USD/tấn FOB Biển Đen.
Theo đánh giá của VSA, nhìn chung, giá các loại nguyên liệu sản xuất thép trong quý III/2017 tăng khá cáo so với mặt bằng giá Quý II/2017, đặc biệt là giá phôi thép cảng Đông Á (tăng 90 USD/Tấn) và giá thép cuộn cán nóng (tăng 80 USD/Tấn).
So với hồi đầu năm 2017, giá các loại nguyên liệu tăng, cụ thể: Phôi thép: tăng ~90 USD/tấn; Thép phế: tăng ~70 USD/tấn; Than cốc: giảm ~15 USD/tấn; Quặng sắt: giảm ~15 USD/tấn; Than điện cực tăng từ 5.000 – 6.000 USD/tấn lên 25.000-30.000 USD/tấn (nguồn: SteelBB).
Diễn biến giá thép xây dựng trong nước:
Cục Quản lý Giá cho biết,
giá thép xây dựng trên thị trường trong nước sau khi giữ ổn định trong tháng 01; sang tháng 02/2017, do tác động của giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới iến động tăng và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước tăng nên giá thép xây dựng trên thị trường trong nước tăng 200-400 đồng/kg trong tháng 2/2017; đến đầu tháng 0 /2017 giá thép xây dựng tiếp tục tăng khoảng 200-500 đồng/kg. Tổng mức tăng 3 tháng đầu năm 2017 so với cuối năm 2016 tăng khoảng 600-900 đồng/kg tùy từng loại. Từ tháng 4/2017 đến tháng 7/2017, do giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới giảm nên các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã điều chỉnh giảm nhiều lần và tổng mức giảm khoảng từ 400-800 đồng/kg tùy từng loại so với cuối tháng 3/2017. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2017 đến nay do giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới biến động tăng làm tác động tăng giá nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, do đó các nhà sản xuất thép trong nước điều chỉnh tăng giá thép trong nước từ 600-1 000 đồng/tấn.
Do tác động của giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới tăng nên giá thép tại các nhà máy trong nước tháng 9/2017 đã tăng khoảng 300-1.000 đồng/kg tùy từng chủng loại. Hiện tại, giá bán tại các nhà máy sản xuất thép ở mức khoảng từ 11.200-13 800 đồng/kg (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm 10% thuế VAT, chiết khấu bán hàng).
Hiện, giá thép xây dựng bán lẻ trên thị trường tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 11.300-1 900 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động ở mức 11.400-14 200 đồng/kg.
Cục Quản lý Giá dự báo, các tháng còn lại trong năm 2017, giá bán lẻ thép xây dựng tại thị trường trong nước cơ bản ổn định.
VLXD.org