Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Nguồn cung dư thừa: Đã đến lúc dừng phát triển thêm các nhà máy xi măng

24/07/2017 - 02:59 CH

Ngành xi măng đang phải đối mặt với nguy cơ dư thừa 26 triệu tấn xi măng trong năm 2017. Theo nhận định của ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, đã đến lúc Việt Nam phải dừng lại, không cho phát triển thêm các nhà máy xi măng nữa.
>> Tổng quan thị trường xi măng trong nước 6 tháng đầu năm 2017
>> Năm 2017: Nguy cơ dư thừa 26 triệu tấn xi măng


Xóa bỏ hết công nghệ Trung Quốc?

Việc ngành xi măng đang thừa 26 triệu tấn khiến các doanh nghiệp sản xuất phải tìm phương án xuất khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị khấu trừ thuế VAT đầu vào và giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng xi măng xuống mức thấp hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp. Một số chuyên gia ngành vật liệu xây dựng đều nhận định, đây là giải pháp tình thế và hợp lý vào lúc này nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước.

Theo PGS.TS Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu Xây dựng, không nên cấm xuất khẩu xi măng bởi đó cũng là một ngành kinh tế và có lợi. Ngay quốc gia phát triển như Nhật Bản mỗi năm cũng xuất khẩu từ 6-10 triệu tấn xi măng trong khoảng 20 năm nay. Tương tự, Thái Lan cũng xuất khẩu xi măng...

"Xi măng cũng giống như các mặt hàng khác, dù hiệu quả không bằng. Một số người nói xuất khẩu xi măng là xuất khẩu khoáng sản, điều đó không đúng vì khoáng sản chỉ chiếm một phần trong đó. Cho nên không nên nhìn nhận việc xuất khẩu xi măng một cách cực đoan.

Mặt khác, đối với những nước phát triển nóng như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc... bao giờ cũng phải đầu tư cung vượt quá cầu những sản phẩm nặng nề, không mua được của nước ngoài, như xi măng, cát, đá, sỏi, kính, gạch...

Trung Quốc có 1,37 tỷ dân mà tổng công suất đầu tư xi măng là 3,3 tỷ tấn và họ đã sản xuất đến 2,5 tỷ tấn. Trung Quốc cũng gặp nhiều vấn đề đối với ngành xi măng, Việt Nam cũng vậy nhưng phải chấp nhận", PGS.TS Lương Đức Long phân tích.
 
Bởi vậy, Viện trưởng Viện Vật liệu Xây dựng cho rằng, nếu Nhà nước có thể hỗ trợ cho các ngành phát triển cân đối, hài hòa trong từng giai đoạn thì nên hỗ trợ.


Việc ngành xi măng đang thừa 26 triệu tấn khiến các doanh nghiệp sản xuất phải tìm phương án xuất khẩu.

Trong khi đó, ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cũng chỉ ra rằng, ngành xi măng là chế biến sâu, không phải xuất khoáng sản khô.

"Điều nguy hiểm là Việt Nam đang bị dư thừa xi măng, trong khi giá xi măng thế giới đang xuống, các nước có điều kiện hầu như họ đã làm rồi.

Do đó Việt Nam muốn bán được xi măng và cân đối dòng tiền vào thì phải giảm thuế. Còn nếu thuế cao thì không thể xuất khẩu được và sẽ bị lỗ, có nguy cơ ứ đọng sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp xi măng phải dừng sản xuất", ông Nga lo ngại.

Trước lo ngại về công nghệ lạc hậu của Trung Quốc vẫn đang được sử dụng trong ngành xi măng, ông Tống Văn Nga cho biết, công nghệ lạc hậu của Trung Quốc gần như đã bị xóa bỏ hết, kể cả công nghệ lò đứng và lò quay phương pháp ướt.

"Hiện còn một số dây chuyền công suất 1.000 tấn/ngày còn sản xuất nhưng loại này bây giờ không xuất khẩu được vì xuất khẩu đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao và phải là những nhà máy hiện đại, công suất lớn mới xuất khẩu được", Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng nói.

PGS.TS Lương Đức Long cũng khẳng định, các lò xi măng nhỏ của Trung Quốc đến nay không còn nữa. Trong giai đoạn vừa qua có khoảng mười mấy lò nhỏ, nhưng giờ đã dừng.

"Thậm chí có khuyến khích thì các nhà máy cũng không mua công nghệ Trung Quốc nữa vì nó không hiệu quả. Những nhà máy cũ đó chắc chắn sẽ sớm đóng cửa, thị trường sẽ tự điều tiết", PGS Long nhấn mạnh.

Đến lúc dừng lại

Viện trưởng Viện Vật liệu Xây dựng thừa nhận, hiện nay Việt Nam đã đầu tư quá nhiều vào ngành xi măng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại từ năm 2009 trở về trước, từ chỗ Việt Nam luôn phải nhập khẩu xi măng, đến nay làm được như vậy cũng là đáng khích lệ.

"Dĩ nhiên vấn đề môi trường, khai thác tài nguyên cần phải siết chặt nhưng với ngành xi măng, phát triển dư thừa một chút vẫn có thể chấp nhận được.

Ngành xi măng chỉ sử dụng một phần tài nguyên thiên nhiên, hơn nữa hiện nay còn tái sử dụng phế thải công nghiệp nhiều, ví dụ tro xỉ nhiệt điện, tro xỉ các nhà máy hóa chất, xỉ lò cao của ngành thép...", ông Long cho biết.

Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, cần đánh giá đúng vai trò của xi măng lò đứng. Theo đó, trước đây, xi măng lò đứng là một chủ trương của Nhà nước, khi đề ra chương trình 3 triệu tấn xi măng lò đứng cũng đã khẳng định đó là giải pháp tình thế.

"Nhà nước định đến năm 2020 mới đóng cửa các nhà máy xi măng lò đứng nhưng đến nay chúng đã đóng cửa hết, ấy là do thị trường quyết định.

Vai trò lịch sử của xi măng lò đứng rất lớn. Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước, có 3 chương trình lớn của Nhà nước: chương trình đánh bắt xa bờ, mía đường và chương trình xi măng lò đứng.

Tất cả khởi động cùng một thời gian nhưng chỉ có xi măng lò đứng là chương trình thắng lợi nhất. Chương trình ấy đã hoàn thành sứ mệnh của nó và giờ triệt tiêu nó là đúng.

Còn công nghệ xi măng lò quay thì không có vấn đề gì, kể cả lò nhỏ, chỉ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một chỉ tiêu đối với ngành công nghiệp, đối với một doanh nghiệp có nhiều thông số khác", PGS.TS Lương Đức Long giải thích.

Về phần ông Tống Văn Nga, nhìn vào thực tại xi măng dư thừa, ông nhấn mạnh, nếu không giảm bớt thì sẽ rất nguy hiểm: "Đã đến lúc Việt Nam phải dừng lại, không cho phát triển thêm các nhà máy xi măng nữa. Khi cân bằng được cung - cầu hoặc chỉ xuất khẩu độ 10% sản lượng/năm, lúc ấy tự khắc ngành xi măng sẽ phát triển bền vững", ông nói.

Theo Đất Việt
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng