Các vật liệu nhẹ, công nghệ cao được áp dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp lẫn dân dụng. Theo giới chuyên gia, tuy xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng dòng sản phẩm này được đón nhận bởi những hiệu quả kinh tế như giảm chi phí nền móng, bảo trì, giảm thời gian thi công, thân thiện môi trường.
Một số vật liệu đang phổ biến như gạch không nung, đá siêu nhẹ, tấm cách nhiệt...Trong đó tấm panel cách nhiệt đang phát triển mạnh, trở thành lựa chọn của nhiều tập đoàn đầu ngành khi xây dựng nhà xưởng, phòng sạch, kho lạnh.
So với vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, vật liệu này gặp khó khi cạnh tranh về giá thành, độ phổ biến. Tuy nhiên, xu hướng xây dựng xanh, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững đang lan rộng tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trển cả nước, panel cách nhiệt chứng minh các ưu thế.
Nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng) sử dụng vật liệu panel cách nhiệt.
Cấu tạo của panel cách nhiệt gồm hai mặt tôn mát và phủ kín bên trong bằng lớp foam polyurethane (PU) độ dày từ 50 - 200mm. PU dẫn nhiệt kém, giúp nhiệt độ bên ngoài nhà xưởng khó ngấm vào trong, đồng thời đảm bảo luồng khí mát phía trong không thất thoát ra bên ngoài. Việc này không chỉ tạo ra môi trường làm việc mát mẻ, tăng năng suất của công nhân, mà còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm điện năng cho hệ thống quạt điều hòa. Các sản phẩm độ dày cao đáp ứng được các kho lạnh lớn với nhiệt độ âm sâu đến -45
oC.
Độ cứng chắc của tấm panel quyết định bởi công nghệ phun điện tử tự động, nén lớp foam ở áp suất cao. Do đó lớp PU đồng đều tại các bề mặt, không tạo ra bóng hơi. Các dòng panel phân khúc cao cấp có thể chịu tác động cao, cứng vững cho xây dựng cao tầng hoặc quy mô lớn. Sản phẩm có khả năng chịu nhiệt độ cao, chống cháy, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho các công xưởng.
Mặt khác, trọng lượng nhẹ cũng giúp panel cách nhiệt đáp ứng các yêu cầu xây dựng tại các vùng có thổ nhưỡng nhiễm mặn, lún sụt. Vật liệu nhẹ tốn ít chi phí hơn cho di chuyển, giảm diện tích cắt trữ tại công trường. Vật liệu cũng tối thiểu các thao tác của đơn vị nhà thầu thi công, giúp rút ngắn thời gian hoàn thành công trình. Một nhà xưởng quy mô hơn 20.000m
2 từ tấm panel cách nhiệt từ thời điểm xong nền móng đến bàn giao chưa đến ba tháng.
Dòng panel cao cấp trên thị trường còn đáp ứng khía cạnh thẩm mỹ ngoại quan. Nhiều sản phẩm trên thị trường nghiên cứu các ngàm khớp bất đối xứng, giúp các tấm panel nối ghép kín khít, không có dấu ốc vít.
Nhận thấy sự phát triển và nhu cầu của thị trường, một số doanh nghiệp sớm đầu tư vào các dây chuyền sản xuất panel cách nhiệt công nghệ cao. Trong đó có Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam. Đầu năm 2019, doanh nghiệp chi hàng trăm tỷ đồng cho hai dây chuyển sản xuất tấm panel công nghệ châu Âu, công suất đến 37.000m
2 panel mỗi ngày.
Ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty cho biết, tuy nhiều lợi thế nhưng vật liệu cách âm, cách nhiệt như panel PU chưa được nhìn nhận đúng tiềm năng.
Khi đầu tư xây dựng nhà xưởng, phần lớn các doanh nghiệp ưu tiên tiết giảm chi phí, không chú ý đến vật liệu công nghệ cao do nhận định giá thành cao so với gạch nung. Tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất thì nhà xưởng nóng bức, người lao động năng suất không cao, điện năng tiêu thụ nhiều.
"Nhiều doanh nghiệp tìm đến chúng tôi để tư vấn các giải pháp cải tạo, xây lắp thêm hoặc thay mới khi đó đều hao tốn khoản phí cao. Chưa kể cần phải tạm ngưng hoạt động, di chuyển dây chuyền, dàn máy ở từng vị trí thi công", ông Thanh nói.
Tổng giám đốc công ty cách nhiệt nhấn mạnh thêm, các doanh nghiệp, nhà thầu cần đặt ra bài toán chi phí khi chọn lựa vật liệu xây dựng nhà xưởng. Sử dụng vật liệu công nghệ cao cần khoản vốn ban đầu, tuy nhiên hiệu quả kinh tế và tính bền vững cho công trình sẽ tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam có trên 25 năm hoạt động trong lĩnh vực vật liệu cách âm - cách nhiệt - chống cháy - chống nóng - giảm ồn. Hiện doanh nghiệp sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất panel, tôn cách nhiệt liên tục với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Năm 2018, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 200% so với năm trước. Các dự án của doanh nghiệp trải dài khắp Việt Nam với các lĩnh vực dược phẩm, nhà xưởng, kho lạnh, phòng sạch... Một số dự án tiêu biểu như nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), nhà máy nước Satori (Long An), trang trại Phú Gia (Thanh Hóa), nhà máy hàng không Sunshine (Đà Nẵng)...
VLXD.org (TH/ VnExpress)