Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Nội thất

Các loại ván gỗ nhân tạo được sử dụng phổ biến

20/10/2015 - 04:37 CH

Gỗ nhân tạo hay còn gọi là gỗ công nghiệp đang là sự lựa chọn lý tưởng cho nội thất văn phòng nói riêng và nội thất không gian sống nói chung bởi tính tiện dụng, bền vững và đặc biệt là không ảnh hưởng đến môi trường sống. Sản phẩm ván gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính là ván sợi, ván ghép thanh, ván dăm...
>> Các thuộc tính cơ bản của vật liệu gỗ

Ván dăm MFC:
là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)... Ván MFC chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi.

Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Những nước sản xuất ván dăm nhiều trên thế giới là Malaysia, Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Australia. Nơi sản xuất ván dăm lớn nhất Việt Nam hiện nay là Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất xưởng có độ dày từ 8 đến 32 mm.


Ván gỗ nhân tạo đang là sự lựa chọn lý tưởng cho nội thất không gian sống

Ván sợi MDF (còn gọi gỗ ép): thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được trải qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.

MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp. Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Ván ghép thanh (còn gọi gỗ ghép):
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng, những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.

Có 4 cách thức gỗ ghép song song, mặt, cạnh, giác. Gỗ ghép song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván, thị trường Nhật rất chuộng cách ghép này.

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng