Mới đây Bộ Xây dựng vừa đưa ra ba phương án thu tiền nước để gửi tới lấy
lý kiến của các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế. Các ý kiến phản hồi gửi
Bộ Xây dựng trước ngày 11-2. Trên cơ sở đó, Bộ này sẽ báo cáo Thủ tướng
về việc sửa đổi cách thu tiền nước hiện nay.
Ảnh minh họa ( nguồn Internet)
Vì theo Nghị định 117/2007, mức thu tối thiểu đối với một hộ dân là 4 m3
nước/tháng. Hộ nào sử dụng không hết mức này cũng vẫn phải nộp. Như vậy
theo ý kiến của Nghị định 117/2007, mức thu tối thiểu đối với một hộ
dân là 4 m3 nước/tháng. Hộ nào sử dụng không hết mức này cũng vẫn phải
nộp. Đấy là lý giải của Bộ Xây Dựng gửi công văn cho Hội Tiêu chuẩn và
Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Mặt khác Bộ này còn giải thích quy định
thu tối thiểu 4 m3/hộ/tháng như hiện nay là vì doanh nghiệp cấp nước
phải đầu tư đến điểm đấu nối với khách hàng sử dụng nước, bao gồm cả
đồng hồ đo nước và phải bảo đảm duy trì hoạt động liên tục của hệ thống
cấp nước. Hộ gia đình phải có nghĩa vụ đóng góp, nhằm duy trì hoạt động
bình thường của hệ thống cấp nước. Do đó, cần thiết thu một mức phí tối
thiểu trong trường hợp hộ gia đình không sử dụng nước hoặc sử dụng quá
ít.
Trước sự bất hợp lý như thế, theo Bộ Xây dựng, nhiều hộ nghèo và nhiều ý
kiến của đại biểu Quốc hội, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp
hội Cấp thoát nước Việt Nam, các sở Xây dựng và một số công ty cấp nước
cũng đề nghị điều chỉnh quy định này.
Do đó Bộ Xây Dựng đã đưa ra ba phương án để sửa quy định thu tiền nước
hiện hành. Trong đó, phương án một giữ nguyên cách thu hiện nay nhưng bổ
sung quy định: Đối với các gia đình nghèo, khó khăn, gia đình thuộc
diện chính sách, có xác nhận của chính quyền địa phương thì dùng bao
nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Ông Đỗ Viết Tịnh, Chánh văn phòng Hội Tiêu
chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho rằng với phương án này thì
sẽ tiếp tục còn nhiều hộ gia đình phải trả tiền nước hằng tháng một
cách vô lý. “Người tiêu dùng chỉ phải trả tiền nước cho số nước mình sử
dụng. Họ không thể trả tiền cho số nước họ không hề sử dụng” - ông Tịnh
nhấn mạnh.
Một trong những hướng của phương án hai mà Bộ Xây dựng đưa ra là: Bỏ quy
định thu tiền nước tối thiểu 4 m3/hộ/tháng. Hộ tiêu thụ trả chi phí đấu
nối, bao gồm đồng hồ đo và đường ống, vật tư ngay khi lắp đặt. Sau đó,
dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Tuy nhiên, ông Tịnh cho rằng phương
án này cũng chứa đựng những điều chưa hợp lý. “Nhà cung cấp nước là đơn
vị kinh doanh, họ phải bỏ vốn ra để đầu tư ban đầu, trong đó có chi phí
đấu nối bao gồm đồng hồ đo nước và đường ống, vật tư. Nếu bắt người dân
phải đóng trước chi phí đó là vô lý” - ông Tịnh phân tích.
Phương án ba của Bộ Xây dựng đề nghị bỏ quy định thu tiền nước tối thiểu
4 m3/hộ/tháng hiện nay. Đồng thời, toàn bộ chi phí từ đầu tư đến quản
lý vận hành đều được tính vào giá nước. Theo ông Tịnh, đây là phương án
hợp lý nhất.
Hải Quân_ Theo Người tiêu dùng