Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Diễn đàn Vật liệu xây dựng BMF

"Sức ép hội nhập và hướng đi cho thép Việt" (video)

16/01/2017 - 04:37 CH

Đó là chủ đề tham luận của đại diện Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam tại "Diễn đàn Doanh nghiệp vật liệu xây dựng năng động, sáng tạo trong cạnh tranh và hội nhập 2016" (BMF 2016) do Hội VLXD Việt Nam tổ chức ngày 7/1/2017 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).
>> Công bố danh hiệu "Sản phẩm vật liệu xây dựng tiêu biểu" tại BMF 2016 (video)
>> Năng động, sáng tạo - chìa khóa giúp các doanh nghiệp VLXD nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập

Đây là lần đầu tiên "Diễn đàn Doanh nghiệp vật liệu xây dựng năng động, sáng tạo trong cạnh tranh và hội nhập 2016" được tổ chức với mục đích nhằm động viên những doanh nhân/doanh nghiệp ngành VLXD phát triển bền vững, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới thân thiện môi trường, năng động sáng tạo vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cung ứng các sản phẩm chất lượng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của thị trường

Tham gia Diễn đàn, đại diện của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành VLXD đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận nhiều nội dung xoay quanh các chủ đề: Kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo, không ngừng cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh; Xu hướng sử dụng các loại vật liệu mới, vật liệu xanh, vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng; Sáng tạo trong xử lý môi trường để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; Sức ép hội nhập và hướng đi cho các doanh nghiệp ngành VLXD...

Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam được biết đến là nhà sản xuất ống thép đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đã góp phần đưa tên tuổi thép Việt Nam ra thị trường thế giới, đến rất nhiều quốc gia khác nhau bao gồm cả Nhật Bản và Úc, cũng như đã tạo dựng được uy tín và khẳng định tên tuổi trên thị trường thế giới, góp phần đưa ngành thép Việt gia nhập và khẳng định thương hiệu trong quá trình toàn cầu hóa.

Tại "Diễn đàn Doanh nghiệp vật liệu xây dựng năng động, sáng tạo trong cạnh tranh và hội nhập 2016" (BMF 2016), các sản phẩm của Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam đã được Ban Tổ chức đánh giá và công nhận đạt danh hiệu "Sản phẩm vật liệu xây dựng tiêu biểu" tại BMF 2016.

VIDEO: Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, Viện trưởng Viện VLXD (Bộ Xây dựng) ông Lương Đức Long và Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) ông Lê Văn Tới trao tặng Kỷ niệm chương cho đại diện Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam.
 

Cánh cửa hội nhập đang dần rộng mở, không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt, mà còn đặt ra nhiều thách thức, bởi khi thuế suất nhập khẩu hàng hóa bằng 0%, sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp ngành thép là vô cùng lớn, cùng với đó là những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu. Đề cập đến vấn đề này, đại diện Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam đã có bài tham luận xoay quanh chủ đề: Trước thềm hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp thép sẽ xoay sở như thế nào? Dưới đây là toàn bộ nội dung tham luận của Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam tại BMF 2016.

SỨC ÉP HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG ĐI CHO THÉP VIỆT

Cánh cửa hội nhập, cơ hội hay thách thức?

Cánh cửa hội nhập đang dần rộng mở, không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt, mà còn đặt ra nhiều thách thức. Bởi khi thuế suất nhập khẩu hàng hóa bằng 0%, sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp vô cùng lớn, cùng với đó là những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2015, ngành thép có sự tăng trưởng về mọi mặt, từ sản xuất, tiêu thụ. Sản xuất các sản phẩm thép đạt gần 15 triệu tấn, tăng 21,5% so với năm 2014; tiêu thụ đạt gần 17,9 triệu tấn (gồm cả thép nhập), tăng 26% so với năm 2014. Tuy nhiên, nhìn chung trong năm 2015, ngành thép đã phải khá “khổ sở” khi đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại từ các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, phải chứng kiến sự đổ bộ của một khối lượng lớn thép nhập khẩu vào Việt Nam; trong đó, với 12 vụ kiện phòng vệ, chống bán phá giá trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD/9 tỷ USD ở chiều nhập khẩu. Về số lượng, Việt Nam cũng chỉ xuất khẩu tổng cộng hơn 2,8 triệu tấn thép các loại/hơn 13 triệu tấn thép nhập khẩu...
 

Ngành thép Việt đang phải đối mặt với những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu

Bước sang năm 2016, cùng với việc thị trường xuất khẩu rộng mở, ngành thép Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để đưa sản phẩm sang các nước và đó là lý do để ngành thép mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15-20%. Tuy nhiên, một mối đe dọa nhãn tiền là khi chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu thì những nước nhập khẩu nhận thấy nguy cơ đe dọa ngành sản xuất của nước họ, họ sẽ đẩy mạnh các biện pháp phòng vệ. Ngay cả các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia... đã nhiều lần kiện phòng vệ thương mại Việt Nam. Trước nguy cơ này, lực lượng doanh nghiệp Việt Nam dù chưa phải đủ mạnh và giàu kinh nghiệm nhưng vẫn có khả năng để đấu tranh. Nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp khi bị cơ quan nước ngoài áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, phải có tinh thần hợp tác cao, kiên trì, không được tránh né. Nếu tránh né, cơ quan phụ trách phòng vệ nước ngoài sẽ được quyền áp dụng ngay vì chúng ta bất hợp tác. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp để sẵn sàng trong quá trình điều tra, chuẩn hóa các số liệu, không chỉ phục vụ cho các cơ quan điều tra nước ngoài mà còn để phục vụ tốt cho chính doanh nghiệp, khi đề nghị Cục Quản lý Cạnh tranh áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất của ngành mình.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng lượng sản phẩm tiêu thụ và giảm bớt hàng tồn kho. Tuy nhiên, để làm được điều này các doanh nghiệp thép phải chú trọng đầu tư kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thép trong nước phải nỗ lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của mình tại các thị trường mới như Mỹ, châu Phi, Trung Đông…

Trước mắt, xuất khẩu có thể là một giải pháp giúp doanh nghiệp giải phóng hàng hóa trong lúc thị trường nội địa khó khăn, nhưng xét cho cùng, về lâu dài thị trường trong nước vẫn là cốt lõi, quyết định.

Định hướng của SeAH

Trước thực trạng đó Công ty TNHH Thép SeaH Việt Nam đã có phương hướng mục tiêu rõ ràng, lâu dài và đúng hướng, từng bước xây dựng uy tín, vị thế và sự khách biệt trong cạnh tranh, không thể thời cơ, chụp giựt.
 
  
Các sản phẩm ống thép của Công ty TNHH SeAH Việt Nam

Công ty luôn chú trọng vào đầu tư và nâng cao chất lượng, giảm thiểu chỉ tiêu tiêu hao, tiết giảm chi phí sản xuất thông qua quy trình kinh doanh khép kín. Qua đó kiểm soát tốt chi phí qua từng công đoạn, tối thiểu hóa giá thành để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.  Đặc biệt, Công ty xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Thiết lập kênh phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng để có thể nắm được lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ.

Chính nhờ những lỗ lực đó, hiện nay Công ty Thép SeaH Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam với tư cách là một nhà sản xuất hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ống thép, một trong những sản phẩm chính cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia.

Điều đáng tự hào nhất của chúng tôi chính là việc SeaH là nhà sản xuất ống thép đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty chúng tôi đã thành công trong việc đưa tên tuổi thép Việt Nam ra thị trường thế giới, đến rất nhiều quốc gia khác nhau bao gồm cả Nhật Bản và Úc, cũng như đã tạo dựng được uy tín và khẳng định tên tuổi trên thị trường thế giới, góp phần đưa ngành thép Việt gia nhập và khẳng định thương hiệu trong quá trình toàn cầu hóa.

Với năng lực sản xuất 200.000 tấn/năm và sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn  của Viện Dầu khí Mỹ API 5L, API 5TC và đường ống dẫn đầu quốc gia Công ty thép SeaH vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển với mong muốn trờ thành nhà sản xuất xuất ống thép toàn diện và lớn mạnhm, góp phần đưa ngành thép Việt Nam phát triển.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề thách thức đặt ra cho bản thân chúng tôi và các doanh nghiệp thép Việt Nam. Do đó, chúng tôi rất cần sự nâng đỡ, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành quản lý, sự động viện của khách hàng. Điều đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ để chúng tôi nỗ lực hơn nữa, góp phần tạo nên sự thành công của ngành thép Việt nói riêng, ngành sản xuất VLXD nói chung.

masmaths.com
 

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng