Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

6 tháng: Vicem tiêu thụ khoảng 98,08 triệu tấn xi măng và clinker

08/07/2023 - 02:58 CH

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) ước đạt 58% so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do nền kinh tế phục hồi chậm, nhu cầu tiêu thụ xi măng vẫn ở mức thấp, bất động sản và các dự án chưa có dấu hiệu phục hồi.
Tình hình Thế giới có nhiều biến động như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine; hậu quả của đại dịch Covid-19 ngày càng rõ nét, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến lạm phát ngày càng gia tăng, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do chính sách kiểm soát dịch bệnh “Zezo Covid-19” tại Trung Quốc; chính sách bảo hộ sản xuất Xi măng trong nước tại Philippines...

Trong nước, kinh tế vĩ mô phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như giá cả nguyên, nhiên liệu như than, xăng dầu, thạch cao tăng cao và thiếu nguồn cung, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng cao; đầu tư công giảm, thị trường xi măng trong nước và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do lượng cung vượt xa cầu, cạnh tranh gay gắt. Thị trường bất động sản trầm lắng cộng với việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tiêu thụ xi măng...
 

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2023, về sản xuất clinker khoảng 72,17 triệu tấn; sản xuất xi măng đạt khoảng 83,67 triệu tấn. Nguyên nhân sản lượng sản xuất toàn Tổng Công ty thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu do một số đơn vị thành viên đã chủ động dừng lò dài ngày làm giảm sản lượng sản xuất clinker (do dịch Covid-19 bùng phát và do nhu cầu thấp từ quý III/2022 đến nay).

Về tiêu thụ, tổng sản phẩm tiêu thụ bao gồm xi măng và clinker của Vicem khoảng 98,08 triệu tấn, bằng 58% so với mục tiêu phấn đấu của cả nhiệm kỳ, tăng 46,1% so với cùng kỳ của nhiệm kỳ trước (67,017 triệu tấn). Nguyên nhân do thị trường trong nước gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ xi măng thấp như kỳ vọng; nền kinh tế phục hồi chậm sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của Covid-19, suy thoái kinh tế, bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các công trình dân dụng mới khởi công ít, các công trình, dự án lớn dừng triển khai, hoặc giãn tiến độ do gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; bên cạnh đó, nguồn cung xi măng lớn hơn rất nhiều (khoảng trên 30%) so với nhu cầu tại thời điểm hiện tại làm cạnh tranh ngày càng khốc liệt…

Hết quý II, doanh thu của Tổng Công ty ước đạt 101.059 tỷ đồng, bằng 46,2% so với mục tiêu phấn đấu của cả nhiệm kỳ, tăng 17% so với cùng kỳ của nhiệm kỳ trước. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua đều thấp, cùng với đó giá bán xi măng, cliker khó điều chỉnh tăng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Về lợi nhuận đạt 3.798 tỷ đồng, bằng 60% so với cùng kỳ của nhiệm kỳ trước (6.294 tỷ đồng), không đạt so với chỉ tiêu Đại hội đề ra (cả nhiệm kỳ phấn đấu tăng 38,5% so với nhiệm kỳ 2015 - 2020). Nguyên nhân do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào biến động tăng cao, đặc biệt là giá than. Ngoài ra các doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng, chi phí logistics tăng, năng xuất lò giảm do phải sử dụng than nhiệt trị thấp… dẫn đến chi phí sản xuất clinker, xi măng tăng. Vcem đã thực hiện điều chỉnh tăng giá bán xi măng phù hợp nhằm bù đắp chi phí đầu vào tăng, tuy nhiên trong bối cảnh hiện này cả nhu cầu trong nước, lẫn xuất khẩu đều thấp, cạnh tranh khốc liệt, giá xuất khẩu không tăng…do đó giá thu về chưa đủ bù đắp được ảnh hưởng của việc tăng chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vicem và các đơn vị thành viên.

6 tháng đầu năm, Tổng Công ty Vicem nộp ngân sách Nhà nước 7.313 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ. Mặc dù doanh thu, lợi nhuận không đạt được theo chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Vicem luôn thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
 
VLXD.org (TH/ Vicem)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng