Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp VLXD và nỗi lo khi điện tăng giá

29/01/2015 - 04:29 CH

Trước việc giá điện có thể tăng 9,5% theo đề xuất của Tập đoàn Điện lực (EVN) đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất VLXD lo lắng bởi, không chỉ phải đối mặt với việc tăng chi phí tiền điện, mà giá nguyên liệu đầu vào có thể theo đuôi, làm đội chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.
Đối với ngành thép, theo ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiện nay, để sản xuất ra mỗi tấn sản phẩm thép cán, doanh nghiệp hiện tiêu tốn khoảng 100-120 kWh điện, trong khi để luyện phôi, con số lên tới 400 kWh. Như vậy nếu giá điện được điều chỉnh, chi phí sản xuất thép cũng tăng theo, trong khi giá bán thành phẩm cũng giảm khoảng 10% trong những tháng qua do sức ép cạnh tranh với thép ngoại.

"Cuộc cạnh tranh năm nay chắc chắn càng khốc liệt hơn. Thị trường bị co hẹp, ngành thép thì đang cố giữ giá chứ chưa dám nói chuyện tăng để bù vào phần chi phí giá điện”, Chủ tịch ngành thép lo lắng.

Cùng chia sẻ nỗi lo, ông Phan Văn Diễn, Tổng giám đốc Công ty Cosevco 6 - một doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn khu vực Bắc Trung bộ tính toán, nếu mức tăng 9,5% giá điện bán cho xi măng sẽ tăng khoảng 150 đồng mỗi kWh. "Trung bình một tấn xi măng tiêu thụ hơn 30kWh điện, như vậy riêng tiền điện làm ra một tấn hàng phải trên thêm trên 4.500 đồng", ông bày tỏ. Trong khi đó, thị trường bất động sản dù đã nhúc nhắc đi lên, xi măng tồn kho vẫn ở mức cao. Để giữ thị phần, thời gian qua, doanh nghiệp ông đã phải cố gắng giảm nhiều chi phí nhằm bán không dưới giá thành.

Theo ông Diễn cho biết với mỗi tấn xi măng tính ra không đáng bao nhiêu tiền điện, nhưng chỉ cần giá điện tăng thì mọi chi phí khác cũng tăng theo.

 
Xi măng, sắt thép sẽ là những ảnh chịu ảnh hưởng nhiều  nhất khi điện tăng giá

Nhận định về phương án tăng giá điện, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh cho rằng, tuy cơ quan quản lý chưa công bố mức tăng giá điện cụ thể nhưng có cơ sở để nhận định mức tăng 9,5% là phương án được tính đến nhiều nhất như: lạm phát giảm, lộ trình tăng giá điện, EVN liên tục kêu bù lỗ...

Tuy nhiên, chuyên gia này đánh giá mức tăng như vậy là "quá đột ngột”, sẽ gây sức ép lên nền kinh tế và tất yếu các mặt hàng sắt thép, xi măng… vốn là ngành tiêu tốn nhiều điện năng sẽ đội giá.

Ở khía cạnh tích cực, ông Lê Đăng Doanh cho rằng giá điện tăng cũng là một trong những động lực để các doanh nghiệp phải tiết kiệm, giảm tiêu hao điện nhiều hơn. "Xét cho cùng khi tăng giá điện ngoài việc cắt giảm chi phí sản xuất thì doanh nghiệp cũng lâm vào thế buộc phải sử dụng công nghệ sản xuất tốt hơn để nâng được tính cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập", ông Doanh nói.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng