Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 khiến các doanh nghiệp xi măng cũng chịu ảnh hưởng và rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Nhưng với những động thái từ thúc đẩy đầu tư công, mở rộng thị trường xuất khẩu trong năm 2024, doanh nghiệp xi măng kỳ vọng sớm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.
Theo ông Lương Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, trong vòng 3 năm trở lại đây, các chịu nhiều tác động bất lợi, như việc tăng thuế xuất khẩu clinker cùng ảnh hưởng từ sự sụt giảm của thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản “đóng băng” khiến nhiều dự án bị đình trệ, giãn hoãn tiến độ.
Chính vì thế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng từ lớn đến vừa trong nước thời gian qua không mấy khả quan. Hầu hết đều ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ từ vài tỷ đồng đến hơn chục tỷ đồng. Nguyên nhân được nêu lên khá tương đồng với nhau.
Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho hay, năm 2023 có thể đạt tối đa 90 triệu tấn, trong đó bán hàng nội địa khoảng 57 - 60 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 27 - 30 triệu tấn, nhưng vẫn khó thoát tăng trưởng âm do nhiều khó khăn tác động.
Bước sang năm 2024, đặc biệt, đang đặt nhiều kỳ vọng vào những nỗ lực thúc đẩy đầu tư công bởi từ những tháng cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, Chính phủ đã và đang quyết liệt đưa ra nhiều chỉ đạo thúc đẩy đầu tư công, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai, cùng việc thông qua quy hoạch nhiều dự án hạ tầng công nghiệp, đô thị.
Về , các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường, chuyển hướng sang các thị trường như Mỹ, Australia, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và phát huy tiềm năng của ngành với tổng công suất thiết kế có thể lên tới 120 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, một số nước nhập khẩu xi măng, clinker của Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại. Trong đó, Philippines là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhưng lại tiếp tục áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam.
Hơn nữa, châu Âu là thị trường khó tính với việc thực hiện cơ chế giảm phát thải carbon. Vì thế, việc mở rộng thị trường là cần thiết dù sản lượng chưa nhiều, nên các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại. Tín hiệu tích cực là một số doanh nghiệp đã có những đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ - thị trường có tiêu chuẩn cao và khó tính.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, các cần đổi mới công nghệ, cải tạo chiều sâu, sử dụng hiệu quả năng lượng và các giải pháp về phát triển bền vững để vừa tiết giảm chi phí sản xuất vừa nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng theo các tiêu chuẩn ngày càng cao về bảo vệ môi trường của thị trường quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng tiếp tục có chính sách hỗ trợ, đưa chính sách phù hợp với sự phát triển của ngành.
VLXD.org (TH/ Hải quan)
Ý kiến của bạn