Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

FiCO hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu mạnh trong nước và khu vực

29/10/2016 - 04:57 CH

Chủ động và thận trọng xây dựng chiến lược phát triển sau cổ phần hoá, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 - CTCP (FiCO) đặt mục tiêu đưa thương hiệu FiCO trở thành thương hiệu mạnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Theo đề án cổ phần hóa, trong vòng 5 năm tới, FICO sẽ tập trung vào những ngành nghề chính là: xi măng; các loại vật liệu gạch ốp lát, gạch xây và các vật liệu xây dựng khác, vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu cao cấp; khai thác và chế biến khoáng sản; thương mại; bất động sản và hạ tầng. FICO sẽ tập trung đầu tư dây chuyền 2 của xi măng Tây Ninh; Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường và vật liệu mới. Đối với các dây chuyền sản xuất vật liệu truyền thống thì vẫn tiếp tục cải tiến đổi mới để đạt hiệu quả cao hơn.

Một trong những thế mạnh của FiCo hiện nay là sản xuất xi măng. Trong đó, xi măng Tây Ninh có lợi thế là có mỏ và sản xuất được clanker tại chỗ. Do vậy DN hoàn toàn làm chủ được nguồn nguyên liệu, làm chủ giá thành để cạnh tranh với thị trường. Hiện tại thị phần của xi măng Tây Ninh ở phía Nam chiếm khoảng 12%, với sản lượng hiện nay khoảng 1,6 triệu tấn/ năm. Những năm gần đây xi măng mang lại doanh thu từ 2.500 – 3.000 tỷ đồng mỗi năm.

Lợi nhuận ròng FICO đặt ra cho các năm từ 2016 đến 2020 lần lượt là: 59,53 tỷ đồng (2016), 67,32 tỷ đồng (năm 2017), 94,17 tỷ đồng (2018), 110,94 tỷ đồng (2019) và 116,59 tỷ đồng (2020). Cùng với đó, FICO dự kiến tăng tỷ lệ cổ tức từ mức 4,5% trong năm 2016 lên mức 8,7% năm 2020.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực gạch men, FICO đầu tư vốn tại CTCP Vitaly (VTA) và CTCP Gạch men Thanh Thanh với tổng công suất trên 11 triệu m2/năm. Trong mảng gạch và các sản phẩm đất sét nung, FICO thực hiện qua đơn vị thành viên là CTCP Gạch ngói Đồng Nai. Còn trong mảng khai thác, chế biến đá xây dựng, Đá Hóa An là một trong 3 đơn vị thành viên của FICO.

Về quỹ đất, diện tích đất sau cổ phần hóa của FICO là 1.363.667m2, nhưng chủ yếu là đất thuê để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại các thành phố Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, trong đó 1 triệu m2 là đất quy hoạch nguồn nguyên liệu chưa được cấp chứng nhận sở hữu. Chỉ có một phần BĐS nhỏ là ở thành phố Hồ Chí Minh.
 

Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường và vật liệu mới là một trong những lĩnh vực trọng tâm của FiCO trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu trên cũng như tối ưu hoá các lợi thế, ngay sau khi cổ phần hoá FiCO đã gấp rút tái cấu trúc bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời tập trung các nguồn lực để thực hiện đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm của Tổng công ty. Khẩn trương thực hiện công tác thoái vốn và tập trung phát triển nguồn nhân lực. Đây vừa là yêu cầu cấp thiết vừa là đòi hỏi trong chiến lược phát triển lâu dài.

Với nền tảng như vậy, mục tiêu mà FiCO đề ra là đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 9%/năm, phấn đấu đến năm 2020 doanh thu hợp nhất đạt 8.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/vốn chủ sở hữu đạt trên 9% tỷ lệ cổ tức trên 7%.

Trước mắt, năm 2016, doanh thu toàn tổng công ty phấn đấu đạt 7.347 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 179 tỷ đồng. Năm 2017 đạt 7651 tỷ đồng, lợi nhuận 194 tỷ đồng.

FiCO cũng đặt mục tiêu, thực hiện các bước niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyển thành công ty cổ phần. Mục tiêu này cũng phù hợp với chủ trương chung cuả Chính phủ, qua đó nâng cao tính minh bạch và khả năng huy động vốn từ thị trường.

Ông Nguyễn Quang Trung – TGĐ FiCO cho rằng, đây là cơ hội để đi nhanh hơn nữa và phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xi măng và khai thác chế biến khoáng sản.

FiCO hiện có tổng vốn điều lệ là 1.270 tỷ đồng, tương đương 127.000.000 cổ phần, trong đó, Nhà nước nắm giữ 50.800.000 cổ phần (chiếm 40%) vốn điều lệ, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 50.800.000 cổ phần (chiếm 40% vốn điều lệ), cổ phần bán đấu giá công khai: 25.006.300 cổ phần (chiếm 19,69% vốn điều lệ), cổ đông là cán bộ công nhân viên lao động: 394.200 cổ phần (chiếm 0,31% vốn điều lệ).

Theo DĐDN
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng