Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Hà Nam: Giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó

21/07/2022 - 02:40 CH

Theo Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, bình quân 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,38%. Một số mặt hàng vật liệu xây dựng tăng đột biến so với cuối năm 2021 như: giá thép xây dựng tăng từ 600.000 - 1.400.000 đồng/tấn (tùy từng loại); cát, đá, xi măng cũng tăng cao, có nhiều loại tăng 30 - 35%.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm có thời điểm giá cát vàng cung ứng đến chân công trình có giá từ 550.000 - 650.000 đồng/m³, tăng 250.000 - 300.000 đồng/m³ so với cuối năm 2021,  cũng tăng từ 100.000 - 150.000 đồng/tấn so với đầu năm. Nguyên nhân là do giá xăng dầu, than và một số nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn tới giá cả hầu hết các mặt hàng cũng tăng theo. Giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp không ít khó khăn. 

Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng An Dương (Lý Nhân) cho biết, giá xăng dầu tăng khoảng 40 - 60% so với cuối năm 2021 không chỉ khiến cho giá vật liệu xây dựng tăng cao mà còn chi phí cho mỗi ca máy thi công trên các công trường xây dựng bị đội lên rất lớn. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Xây dựng An Dương cuối năm 2021, đầu năm 2022 nhận thầu công trình lúc giá vật liệu xây dựng còn thấp, sau đó giá vật liệu xây dựng tăng đột biến, khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp nhận thầu công trình mới thi công được 20 - 30% khối lượng công việc thì gặp phải giá  tăng cao, song vẫn phải tiếp tục thi công để hoàn thành kế hoạch. 

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đang thi công đường nối 2 cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình và Hà Nội - Hải Phòng.
 
Cũng như Công ty TNHH Xây dựng An Dương, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn khi giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ,  tăng cao, trong khi đó chủ đầu tư lại nợ vốn lâu, có những doanh nghiệp xây dựng đang bị chủ đầu tư nợ đọng cả trăm tỷ đồng, khiến cho nhiều nhà thầu lao đao. Còn theo tính toán của các chuyên gia trong ngành xây dựng, chi phí thép chiếm 12 - 16% tổng chi phí xây dựng công trình, giá xăng dầu chiếm vài % đối với các công trình giao thông. Khi  tăng 10%, giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng thêm 1%. Hiện nay, giá thép, giá xăng dầu đang hạ nhiệt sẽ giúp cho các nhà thầu giảm bớt khó khăn. 

Theo ông Đinh Văn Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh kiến nghị với Nhà nước, khi giá  ngoài thị trường tăng cao, việc áp giá sao cho phù hợp với từng thời điểm để giảm bớt khó khăn cho nhà thầu. Nhiều doanh nghiệp xây dựng đề nghị chủ đầu tư các dự án nhanh chóng thanh toán vốn cho nhà thầu thi công theo đúng kế hoạch, tránh tình trạng nợ đọng xây dựng kéo dài gây khó khăn cho các doanh nghiệp thi công công trình. 

Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho nhà thầu thi công công trình và đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh đều kiến nghị với Nhà nước có giải pháp điều chỉnh áp giá vật liệu xây dựng cho phù hợp với giá của thị trường. Về lâu dài, cần có giải pháp chính sách bình ổn giá vật liệu xây dựng và có thể cấp bù giá hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm giá vật liệu xây dựng tăng đột biến. Tránh tình trạng, khi giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ đầu tư nợ đọng vốn kéo dài, nhiều nhà thầu thi công cầm chừng, ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công và ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

VLXD.org (TH/ Báo Hà Nam)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng