Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Năm 2016: Các doanh nghiệp xi măng sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn

22/12/2015 - 02:46 CH

Tiêu thụ xi măng 2016 dự báo khó khăn do gia tăng nguồn cung từ dây chuyền mới trong khi nhu cầu tăng không nhiều. Như vậy, áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xi măng tại thị trường nội địa trong năm 2016 - 2017 là vô cùng lớn.

Tổng tiêu thụ xi măng cả nước năm 2015 ước đạt 72 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2014; Trong khi lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 55,5 triệu tấn với mức tăng gần 10% so với năm ngoái thì lượng xuất khẩu so với năm ngoái giảm đến 15%, chỉ đạt 16,5 triệu tấn.

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết, so với năm ngoái thì lượng xi măng tiêu thụ trong nước năm nay đạt khá, đặc biệt vào những tháng cuối năm, và dự báo năm 2016 thị trường trong nước tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, ông Tới cho rằng ngành xi măng trong năm 2016 vẫn chưa thể có tăng trưởng đột biến, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2016 dự kiến chỉ đạt khoảng 75 - 76 triệu tấn, chỉ tăng 5 - 7% so với năm 2015 và mức tiêu thụ  được dự báo chỉ tăng trưởng 3,5 - 4,5% so với năm 2015, trong khi thị trường dự báo sẽ có thêm nguồn cung, kế hoạch vào cuối năm sau.

Dù chưa kết thúc năm 2015, nhưng theo ước tính của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tiêu thụ xi măng tại nội địa trong năm nay có thể đạt từ 54 - 55 triệu tấn.

Trong khi đó, xuất khẩu xi măng, clinker 11 tháng qua mới đạt gần 15 triệu tấn, giảm gần 27%, dự kiến cả năm 16,5  triệu tấn. Cộng gộp sản lượng cả nội địa lẫn xuất khẩu thì chỉ đạt hơn 71 triệu tấn. Trong khi đó, dự báo từ đầu năm của Bộ Xây dựng từ 72 - 74 triệu tấn.

 

    
Trạm nghiền Hiệp Phước của Xi măng Holcim


Theo dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp khó khăn lớn do các quốc gia sản xuất xi măng lớn như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia… vẫn đang tập trung rất mạnh cho xuất khẩu, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì đơn hàng của doanh nghiệp xi măng Việt Nam.

Hiện Việt Nam có gần 60 nhà sản xuất xi măng lớn, nhỏ, với công suất thiết kế toàn ngành xi măng đã vượt 80 triệu tấn, trong khi dự báo nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 6 - 7%, đã tính cả xuất khẩu, và tính trong điều kiện dự báo chính xác sản lượng tiêu thụ thì các doanh nghiệp xi măng trong nước ngoài việc chạy đua cạnh tranh để tiêu thụ không bị giảm, chắc chắn có những đơn vị sẽ phải điều tiết giảm sản lượng trong năm 2016.

Cho đến nay, gánh nặng về mất cân đối cung - cầu và tồn kho xi măng vẫn luôn chực chờ. Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đang có nhiều doanh nghiệp nhỏ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau, và ngành xi măng cần được “tái cơ cấu” theo khuynh hướng sáp nhập các doanh nghiệp.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp xi măng đã tham gia quá trình sáp nhập vào Vicem (Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) để tăng sức mạnh, như xi măng Hạ Long, Sông Đà, Sông Thao … và gần đây nhất là sự sáp nhập của hai nhà sản xuất xi măng khu vực phía Nam là Holcim và Lafarge.

 

VLXD.org (TH/TBKTSG+Đầu tư)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng