>> Tình hình tiêu thụ xi măng tại một số thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam
>> Xuất khẩu xi măng thiếu chiến lược lâu dàiGia nhập thị trường vào đúng giai đoạn thị trường
bất động sản trong nước biến động, đồng thời đối diện với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước do một loạt dây chuyền mới được đưa vào hoạt động dẫn tới dư thừa
nguồn cung xi măng trong nước. Tuy vậy, Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long vẫn tạo được ưu thế cạnh tranh và dần đi vào chiếm lĩnh một số thị phần trong nước, đồng thời nghiên cứu và đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm nhằm góp phần giải quyết bài toán tiêu thụ.
Năm 2014, tổng sản lượng
tiêu thụ xi măng của cả nước là 71 triệu tấn, trong đó
xuất khẩu đạt 21,1 triệu tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 912,4 triệu USD. Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long tuy chỉ chiếm một thị phần nhỏ khoảng 5% nhưng bằng kinh nghiệm của mình, Công ty đã đưa sản phẩm clinker, đến với các quốc gia có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm như: Indonesia, Philippin, Malaysia, Đài Loan... và đã tạo được niềm tin với các bạn hàng quốc tế lớn như Lafarge, Cemex, SCG về sản phẩm clinker, xi măng Hạ Long với chất lượng và uy tín hàng đầu.
Nhà máy xi măng Hạ Long Với lợi thế sở hữu công nghệ sản xuất đồng bộ, tiên tiến của Tập đoàn FLSmidth - Đan Mạch và nguồn nguyên vật liệu đầu vào tốt, Xi măng Hạ Long đã cho ra đời những dòng sản phẩm đa dạng về chủng loại với chất lượng cao. Tận dụng lợi thế đó, Công ty luôn tập trung tìm kiếm các khách hàng là những đối tác lớn và các có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm như: cường độ nén, total Alkaki nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Do vậy, Xi măng Hạ Long luôn tự hào là một trong số ít các đơn vị có giá xuất khẩu sản phẩm cao nhất tại Việt nam và ít chịu ảnh hưởng bởi thị trường.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long đã tận dụng lợi thế về vị trí của nhà máy, đó là có cảng xuất hàng riêng tiếp nhận được tàu 10.000DWT đối với clinker và 2.000DWT đối với . Công ty tập trung vào nghiên cứu và xuất sang các thị trường gần như: Đài Loan, Indonesi, Malaysia để khai thác tốt nhất lợi thế của nhà máy là có thể xuất hàng trực tiếp lên các phương tiện vận tải đồng thời nghiên cứu sản xuất dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chí về chất lượng nhằm khai thác triệt để tại các thị trường này. Thêm vào đó, Xi măng Hạ Long cũng gần cảng biển nước sâu là cảng Hòn Gai để xuất xi măng và cảng Cẩm Phả để xuất clinker, nhờ vào đó rút ngắn thời gian xuất hàng đối với các tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn với năng lực xếp hàng 8.000 đến 9.000 tấn/ngày.
Bên cạnh đó, Công ty tăng cường đàm phán ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất có nhu cầu nhập khẩu, xây dựng và ký các cam kết khung trong việc hợp tác mua bán sản phẩm trực tiếp với các nhà sản xuất, giảm thiểu việc bán hàng qua khâu trung gian là các đơn vị thương mại nhằm tối ưu hóa hiệu quả xuất khẩu. Công ty cũng linh hoạt trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài bằng cách ký các hợp đồng dài hạn với chính sách giá linh hoạt với từng khách hàng, có hợp đồng giá cố định trong khoảng thời gian xác định, cũng có hợp đồng giá điều chỉnh nhằm mang lại hiệu quả và không đặt mục tiêu xuất khẩu bằng mọi giá, tránh tình trạng khách hàng ép giá dẫn tới giá bán thấp.
Những kinh nghiệm xuất khẩu của Xi măng Thăng Long hi vọng sẽ trở thành những công cụ hữu ích giúp nâng cao năng lực xuất khẩu và tạo vị thế lớn mạnh cho doanh nghiệp nói riêng và ngành xi măng Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Nhà máy Xi măng Hạ Long chính thức đi vào vận hành đầu năm 2010 với công suất thiết kế 5.500 tấn clinker/ngày đêm, tương đương 2,07 triệu tấn xi măng PC40/năm, trong đó: nhà máy chính sản xuất 0,85 triệu tấn xi măng/năm và Trạm nghiền phía Nam nhận clinker từ Nhà máy chính để sản xuất 1,22 triệu tấn xi măng/năm.
Nhà máy sử dụng công nghệ đồng bộ của hãng FLSmidth - Đan Mạch, sản xuất theo phương pháp khô với hệ thống lò quay hiện đại.
|
Mạnh Thân - VLXD.org