Đứng trước bối cảnh cung vượt cầu, các DN xi măng phải gồng mình trongcạnh tranh tiêu thụ sản phẩm.
Giải pháp trước mắt cho các công ty xi măng là mở rộng thị trường bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế, trên thế giới không ai đầu tư nhà máy xi măng để xuất khẩu, tính hiệu quả trực tiếp trên 1 tấn sản phẩm không nhiều. nhưng vấn đề ở đây là giúp tiêu thụ hàng tồn kho lớn, mang lại hiệu quả gián tiếp cho sản xuất, giúp DN xi măng cân đối được dòng tiền trả nợ.
Gồng mình để cạnh tranhÔng Lương Quang Khải - Chủ tịch hội đồng Cá cược game
Tổng công ty công nghiệp xi măng VN (VICEM) cho biết : Hiện thị trường bất động sản trầm lắng, Chính phủ chủ động thực hiện chính sách hạn chế đầu tư công; Lãi suất ngân hàng tuy giảm nhưng vẫn cao và các DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn vay để phục hồi sản xuất và kinh doanh; Tỉ giá hối đoái và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (điện, than, dầu, mỡ,..) vẫn tiếp tục tăng; Điện đang chiếm từ 10% đến 15% giá thành sản xuất... Trong khi đó, tiêu thụ xi măng của cả nước năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2012. Tổng sản lượng tiêu dùng xi măng toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2013 đạt 33,2 triệu tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó khu vực miền Nam tăng cao nhất 5,7%, miền Trung tăng 3,7% và miền Bắc giảm 3,4%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2012, sản lượng tiêu thụ xi măng toàn xã hội vẫn tăng 5,2%; trong đó Vicem tăng cao nhất 10,5% và thị phần tăng thêm 1,7%, thị phần khối liên doanh giảm 2% và XM thành phần khác ngoài Vicem tăng 0,3%. Thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng đầu năm 2013 nhìn chung không có biến động. Thu nhập bình quân toàn Vicem ước đạt khoảng 8,2 triệu đồng/người/tháng, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đứng trước bối cảnh cung vượt cầu, các DN xi măng phải gồng mình trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm, nỗ lực của Vicem được đánh giá cao.
Tối ưu hóa sản xuất, bảo đảm chất lượngCác Cty sản xuất xi măng trong hệ thống thống nhất đoàn kết với nhau để
giữ giá xuất khẩu clinker, xi măng ngang bằng giá khu vực.
|
Trước tình hình đó, năm 2013 không chỉ tập trung tái cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, tổ chức, giảm khâu trung gian mà Vicem còn tập trung tái cấu trúc, sắp xếp lại các công đoạn trong sản xuất nhằm tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, giảm chi phí tiêu hao năng lượng và hạ giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào trong sản xuất, nghiên cứu phương án mở đường vận chuyển mới, rút ngắn cung đường, hạ độ dốc nhằm giảm tiêu hao nhiên vật liệu… Trong đó, kinh doanh bằng con số cụ thể, cải tiến và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, những phương pháp quản lý tiến tiến trong sản xuất, trong lưu thông tiêu thụ sản phẩm, kết hợp xây dựng và thực hiện các tiêu chí văn hóa DN, tạo động lực thúc đẩy cho sản xuất kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, triển khai chương trình tận dụng nhiệt thừa để phát điện và đề tài tận dụng rác thải công nghiệp làm năng lượng đốt lo, triển khai sản xuất chủng loại xi măng chuyên dùng xây trát cao cấp tại các đơn vị sản xuất xi măng, hướng vào phân khúc thị trường xi măng giá thấp.
Để có thể tồn tại, Vicem đưa ra một trong những giải pháp đồng bộ là các Cty sản xuất xi măng trong hệ thống phải thống nhất đoàn kết với nhau để giữ giá xuất khẩu clinker, xi măng ngang giá khu vực.
“
Vicem đã lường trước những khó khăn, bất cập để tìm hướng đi phù hợp. Năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngành xi măng cần phải chuẩn bị chiến lược phát triển một cách chuẩn xác, rõ ràng để phát triển vững mạnh” - ông Khải khẳng định.
Theo DDDN