Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Đầu tư - Chứng khoán

Năm 2013, nhà đầu tư nên rót tiền vào những lĩnh vực nào?

02/01/2013 - 10:28 CH

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, năm 2013, chứng khoán và bất động sản vẫn là những “điểm đen”, trong khi đó, mặt hàng lương thực xuất khẩu và tiêu dùng lại có triển vọng hơn.


Năm 2013, BĐS, chứng khoán vẫn lay lắt


Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: Kinh tế năm 2013 khá giống với năm 2012 cả vĩ mô trong nước lẫn nước ngoài, tuy nhiên cuối năm sẽ khó khăn hơn, những thị trường cơ bản không có nhiều động lực tăng trưởng mới hoặc những điểm tích cực mới.

Trong đó, những lĩnh vực đầu tư ít hiệu quả, ít điểm sáng hơn vẫn là chứng khoán và BĐS, tuy nhiên, BĐS ở những nước Châu Á có thể có sự tăng giá, do dòng vốn của khu vực châu Âu, châu Mỹ dự kiến tràn vào với giá rẻ.

Với câu hỏi “giá BĐS năm 2013 liệu có xuống tiếp không”, ông Phong cho rằng: Người dân hay nhà đầu tư có nhu cầu về BĐS không nên chạy theo những biến động của thị trường, lên xuống thất thường rất khó đoán định.

TS.Phong nhấn mạnh: Giá đất và thị trường BĐS cần phải tính theo thực tế của chi phí sản xuất, như xây nhà thì tính theo mức chỉ tiêu kỹ thuật mà Bộ Xây dựng quy định, theo đó, dưới 10 triệu là có thể có được 1m2 nhà ở cao cấp, dưới 5 triệu cho 1m2 nhà ở xã hội, thậm chí có nơi chỉ 2 – 3 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức giá nêu trên chưa kể giá đất. “Ta cần phải căn cứ vào mặt bằng giá đất ở từng khu vực, cộng với chi phí xây dựng để có được mức giá hợp lý” – TS.Phong nhắc nhở.

Ngoài ra, thị trường vàng vẫn luôn đầy rủi ro nên rất khó dự đoán, tuy nhiên, theo ông Phong, những đột biến giá cao sẽ không xảy ra và sẽ theo xu hướng như hiện nay hoặc sẽ xuống giá hơn một chút, trong đó, giá vàng trong nước có thể sẽ xuống giá nhiều hơn.

Đối với những ngành nghề có triển vọng hơn, có thể kể đến như hàng lương thực xuất khẩu, nhất là gạo, gắn liền với sự khó khăn của gạo trên thế giới, đồng thời có những thách thức liên quan tới hàng loạt kỹ thuật về xuất khẩu của mặt hàng này.

Thêm vào đó, mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao vẫn có triển vọng, ngược lại, những mặt hàng tiêu dùng thấp, phi lương thực ít triển vọng hơn.

Năm 2013, xăng dầu sẽ lên giá nên sẽ tạo ra triển vọng về đầu tư xăng dầu nhưng cũng gây bất lợi cho những ngành nghề hoạt động đầu tư có sử dụng nhiều xăng dầu.

Còn thị trường may mặc tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh của mỗi nước, về cơ bản, thị trường tiêu dùng trong lĩnh vực này sẽ tăng hơn năm 2012.

Năm 2012 – năm của dự báo sai



TS.Nguyễn Minh Phong: Kinh tế năm 2013 vẫn khó khăn giống năm 2012

Khi được hỏi về “điều gì khiến ông ấn tượng nhất trong năm 2012”, TS.Nguyễn Minh Phong đã ngay lập tức trả lời rằng: vấn đề đáng nói nhất của VN là các dự báo kinh tế đều sai, sai cả về hướng dự báo lạc quan lẫn hướng dự báo tiêu cực. Hầu hết các dự báo đều phải điều chỉnh nhiều lần.

Thứ nữa, đây là năm đầu tiên VN đạt được rất nhiều thành tích đứng đầu thế giới nhưng cũng đồng thời là năm có quá nhiều tiêu cực nổi cộm.

Năm 2012, nước ta vinh dự là nước đứng đầu trong xuất khẩu lương thực, tự hào về những thành tích liên quan tới xuất siêu, giữ ổn định tỷ giá, tuy nhiên, ngược lại, những “điểm tối” cũng nhiều không kém: đó là nợ xấu, nợ đọng, nợ BĐS.

Đó là tình trạng chứng khoán nóng và lạnh đột ngột, đồng thời xuống giá rất nhanh, mất gần 6 tỷ đô la chỉ sau 3 ngày của tháng 8, sau vụ bầu Kiên, nhiều mã chứng khoán tụt giá xuống một nửa, đây là một hiện tượng chưa từng có tại VN.

Những bức xúc liên quan tới lãi suất đầu vào, đầu ra, chênh lệch giá vàng trong nước với nước ngoài cũng như những bức xúc liên quan tới huy động tín dụng và cho vay tín dụng - Đó là những “điểm đen” mà TS.Nguyễn Minh Phong nhắc tới khi nhìn lại năm qua.

TS.Phong cho biết: “Những dự báo sai gắn liền với những dự báo mang tính chất kinh nghiệm, cũng như những động thái thị trường không bình thường. Nếu trong năm 2013 điều này cứ tiếp tục sẽ dẫn tới các dự báo sai tiếp theo”.

Để hạn chế tình trạng này, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, điều đầu tiên là phải tránh sự đánh đồng các dự báo kinh tế và mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch cũng như ý chí chính trị. Đặc biệt cần coi dự báo như các thông số mang tính cảnh báo dựa vào thực tế cao, chứ không phải dựa vào ý chí hay các chỉ đạo nào khác.

Ngoài ra, cần giảm bớt các rủi ro chính sách bởi khi chính sách thay đổi thì dự báo sẽ sai. Đó là 2 cách để nâng cao hiệu quả của những dự  báo.

Về giải pháp để vượt qua kinh tế kinh tế khó khăn, hạn chế những yếu điểm của năm cũ, TS. Nguyễn Minh Phong hoan nghênh tinh thần Nghị quyết 13 của Chính phủ, đặc biệt là những biện pháp liên quan tới việc giảm gánh nặng về tài chính, về lãi suất, về thể chế cho doanh nghiệp.

“Nghị quyết 13 sẽ là định hướng tốt trong năm 2013” – TS. Phong đánh giá.

Theo GDVN

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng