Ông Nguyễn Tùng Châu - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần
(Quảng Ninh) cho biết, lãi suất giảm nhưng các doanh nghiệp tiếp cận vốn
được hay không hoặc có muốn vay vốn hay không đang phụ thuộc rất nhiều
vào đầu ra của sản phẩm.
"Vay tiền lãi suất thấp để phát triển đa
ngành nghề ai cũng muốn vay nhưng đầu ra không có, cả xã hội phải phát
triển mới có thể kích cầu được còn nếu động viên sản xuất bán cho ai?",
ông Châu đặt câu hỏi.
Ông Châu cũng cho biết, hoạt động sản xuất của Công ty so với cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng chưa nhiều mặc dù các đơn hàng hầu như không bị sụt giảm nhưng thị trường chính vẫn phải là thị trường trong nước lại không phát triển.
Hàng tồn kho nhiều, nhu cầu mở rộng sản xuất không có nên các doanh nghiệp không vay dù lãi suất đã giảm và dễ tiếp cận."Theo tôi, việc tiếp cận vốn
đã cởi mở, nguyên nhân chủ quan vẫn là việc doanh nghiệp sử dụng đồng
vốn, các doanh nghiệp khó khăn, cầu thấp do doanh nghiệp không phát
triển thu nhập của người lao động thấp, ít ở doanh nghiệp này lại là
khách hàng ở doanh nghiệp khác", ông Châu nói.
Đồng quan điểm với
ông Nguyễn Tùng Châu, ông Tri - Giám đốc một công ty chuyên về lĩnh vực
điện tử có địa chỉ tại Hà Nội cho biết, không chỉ riêng lĩnh vực
mà các doanh nghiệp sản xuất nói chung, thậm chí các sản phẩm tiêu dùng
cũng đều có hàng tồn kho lớn do sức mua của thị trường đang giảm rất
thấp, bản thân người dân chi tiêu thắt chặt lại. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh không muốn vay vốn ngân hàng mặc dù khả
năng vay được vẫn còn.
Ngoài ra, cũng theo ông Tri, việc lãi suất
giảm 1-2% không tác động gì nhiều đến việc doanh nghiệp vay vốn. Việc
tiếp cận vốn không khó khăn, với doanh nghiệp cần vốn khả năng tiếp cận
khó, bản thân ngân hàng không cho vay được vì vướng nợ xấu.
"Đối
với doanh nghiệp khó khăn hiện nay do bất cập trong chính sách kinh tế
trước đây, nợ cũ không thanh toán, hàng không bán được nên tồn kho tăng
cao hoàn trả khó, giải ngân khó", ông Tri nói.
Ông
Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phân
tích, cầu chưa tăng nên người sản xuất kinh doanh sản xuất không bán
được hàng nhiều nên không muốn sản xuất và dự trữ hàng nhiều nên không
vay nhiều mặc dù lãi suất đã giảm.
Thứ 2, ngân hàng cũng như
doanh nghiệp qua một thời gian làm đã thua lỗ và thu hẹp sản xuất, không
có thời gian phát triển và rủi ro tăng, nợ xấu tăng nên ngân hàng ngại
cho vay, doanh nghiệp ngại vay, họ sợ tồn kho, sợ nợ xấu và lỗ nhiều.
Thứ
3, khả năng sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả chưa nhiều nên số vay
càng giảm đi. "Hiện trạng này chứng tỏ nền kinh tế đang bị co hẹp, sức
mua yếu, khả năng hàng yếu. Biện pháp quan trọng là làm việc làm tăng, thu nhập tăng", ông Kiêm nói.
Ông
Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch LienVietPostBank từng cho biết, điều
các ngân hàng thương mại trước đây quan tâm là cho ai vay và vay để làm
gì còn hiện nay thêm là vay để làm gì và làm để làm gì.
"Mặc dù
lãi suất có giảm nữa nếu không kích cầu thì lãi suất có hạ nữa thì doanh
nghiệp cũng không vay. Do vậy, cần phải kích thích tài chính công,
khuyến khích thị trường phát triển thì doanh nghiệp mới vay vốn để sản
xuất kinh doanh. Với tình hình như hiện nay thì ngân hàng vẫn thừa vốn",
ông Hưởng nhận định.
Mới đây, sau khi hạ trần lãi suất cơ bản,
nhiều ngân hàng cũng "nhanh chân" giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín
dụng. Cụ thể, ngân hàng LienVietPostBank với "Cho vay ưu đãi - Giảm lãi
hết năm với tổng trị chương trình là 2.000 tỷ đồng và 100 triệu USD".
BIDV,
Agribank với lãi suất cho vay áp mức 8%/năm đối với các đối tượng ưu
tiên. Riêng lãi suất cho vay các đối tượng thông thường, BIDV tiếp tục
tuân thủ mức trần lãi suất 13%/năm đối với cho vay sản xuất kinh doanh.
Riêng cho vay ngắn hạn dưới 6 tháng tối đa không quá 9,5%năm…
Theo /Báo Đất Việt