Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Xuất khẩu vật liệu xây dựng: Nhắm tới thị trường Trung Đông

17/12/2010 - 11:03 SA

Với sự bùng nổ xây dựng tại Trung Đông, khu vực này đang có nhu cầu nhập khẩu vật liệu xây dựng rất lớn. Đây là tín hiệu tốt cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng nước ta mở rộng thị trường tiêu thụ.
//www.baodautu.vn/portal/rest/images/repository/collaboration/de003bb47f00000101f50f0dc5c1f06d?type=file
Xuất khẩu được xem là hướng phát triển quan trọng của
ngành xi măng thời gian tới. Ảnh: Đức Thanh


Năng lực sản xuất một số mặt hàng vật liệu xây dựng nước ta như gạch ốp lát các loại, kính xây dựng, xi măng… đã vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, sản phẩm vật liệu xây dựng Việt
Nam dù đã xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia, nhưng kim ngạch chưa đạt ngưỡng 500 triệu USD/năm. Đó là những thông tin được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam chia sẻ tại Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam: Thực trạng, định hướng và giải pháp” do Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công thương vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo Bộ Xây dựng, chưa đầy 10 năm trước, Việt Nam còn phải nhập khẩu rất nhiều chủng loại vật liệu xây dựng để phục vụ nhu cầu trong nước, nhưng hiện giờ, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh cả về quy mô lẫn sản lượng. Năng lực sản xuất gạch ốp lát đã lên tới 368 triệu m2/năm, kính xây dựng đạt 142 triệu m2/năm, xi măng trên 100 triệu tấn… Bộ Xây dựng khuyến cáo, nếu không nhanh chóng có những giải pháp tổng thể về mặt vĩ mô và doanh nghiệp không có chiến lược cụ thể cho từng thị trường, thì trong vài năm tới, vật liệu xây dựng dư thừa không biết bán đi đâu.


Ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, bên cạnh lý do liên quan đến cơ chế, chính sách, hỗ trợ của Nhà nước cho công tác xuất khẩu còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, thì nguyên nhân lớn hơn là sự chủ quan của các doanh nghiệp khi chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng chưa có được mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chưa có được thị trường xuất khẩu lớn.


Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang chật vật tìm kiếm đầu ra cho vật liệu xây dựng, thì một thông tin đáng lưu ý được Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương) chỉ ra là, thị trường Trung Đông đang có nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng.


“Với tổng trị giá các dự án xây dựng tại Trung Đông trong 2 năm 2009 - 2010 đã lên tới hơn 3.100 tỷ USD, nên việc cung cấp vật liệu xây dựng cho thị trường này đã trở nên hấp dẫn với tất cả các nhà cung cấp trên thế giới”, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á cho biết.


Theo ông Hùng, xây dựng là một trong những lĩnh vực đang bùng nổ tại Trung Đông. Nhờ có nguồn thu ngoại tệ từ ngành công nghiệp dầu khí, các nước Trung Đông đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ả-rập Xêút và Qatar.


Để cung cấp vật tư, thiết bị cho các dự án tại Trung Đông, hầu hết các loại vật liệu xây dựng đều được nhập khẩu. Với năng lực nội địa, các nước Trung Đông chỉ sản xuất các sản phẩm xi măng siêu nhẹ, giúp làm giảm giá thành xây dựng từ 40% xuống còn 30%. Vì vậy, đây là tín hiệu khả quan cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng, xuất khẩu sang Trung Đông.


Trong khi đó, châu Phi cũng là thị trường tương đối mở với các sản phẩm vật liệu xây dựng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, khả năng thanh toán tại thị trường châu Phi còn hạn chế, nên các doanh nghiệp cần thận trọng để tránh bị mắc bẫy lừa đảo. Để tránh rủi ro khi làm ăn với đối tác châu Phi, các doanh nghiệp có thể cân nhắc bán với giá rẻ hơn đôi chút, song thanh toán cần được đảm bảo chắc chắn.


Sau châu Phi, một số thị trường châu Á, như Thái Lan, Trung Quốc… cũng được đánh giá là có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 600 nhà máy xi măng và sắp tới sẽ cho đóng cửa một loạt nhà máy xi măng nữa do lo ngại về môi trường. Trong khi đó, tại Thái Lan, năng lực sản xuất của ngành xi măng theo công suất thiết kế là 60 triệu tấn/năm, nhưng hiện chỉ phát huy được 50% công suất, nên có nhu cầu nhập khẩu xi măng và clinker rất lớn. Thực tế đó đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xi măng Việt Nam chào hàng và tìm kiếm đối tác.


Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Trung Đông cho biết, cùng với tốc độ xây dựng tại Trung Đông đang gia tăng mạnh mẽ, thì đòi hỏi của thị trường giàu tiềm năng này cũng làm cho việc cung cấp vật liệu xây dựng có tính cạnh tranh gay gắt.


Theo: Báo đầu tư

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng