Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Ngành Thép khó đạt mức tăng trưởng cao như kỳ vọng

07/10/2024 - 10:19 SA

Sản xuất thép của Việt Nam kỳ vọng tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại. Tuy nhiên, dự báo ngành Thép khó đạt mức tăng trưởng cao như kỳ vọng trong năm nay do lượng hàng tồn kho còn khá lớn, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng…

Sản xuất thép tại Công ty TNHH Thép Bắc Việt huyện Quế Võ (Bắc Ninh).

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép. VSA dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 của nước ta có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023.

Tiêu thụ thép dự kiến sẽ tăng 6,4% so với năm 2023, đạt 21,6 triệu tấn, tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn do các doanh nghiệp ngành Thép hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng. Ước tính lượng hàng tồn kho năm nay khoảng 8,4 triệu tấn.

Từ lần điều chỉnh tăng giá đầu tiên vào đầu năm 2024 (tăng 200.000 - 400.000 đồng/tấn, đạt mức 15 triệu đồng/tấn) sau 21 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023, đến nay giá thép liên tục giảm và duy trì ở mức 13,4 - 13,6 triệu đồng/tấn với loại thép thành vằn CB300.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thị trường sắt thép toàn cầu có xu hướng giảm giá rõ nét. Bên cạnh đó, giá thép trong nước giảm còn do các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Theo báo cáo của VSA, riêng trong 7 tháng đầu năm 2024, sản xuất thép thô đạt hơn 12,8 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023; tiêu thụ thép thô nội bộ và xuất bán đạt 12,4 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, tăng 45% so với cùng kỳ 2023.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 8,2 triệu tấn thép thành phẩm các loại với trị giá gần 6 tỷ USD, tăng tới 47,88% về lượng và tăng 25,15% về giá trị so với cùng kỳ 2023, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thép với khoảng 500 nhà máy thép các loại, tổng công suất khoảng 1,2 tỷ tấn thép/năm.

Không chỉ thị trường trong nước, hoạt động xuất khẩu thép của nước ta cũng gặp khó do các doanh nghiệp đang vấp phải các vụ kiện phòng vệ thương mại, với các "hàng rào” kỹ thuật chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ mà các thị trường nhập khẩu dựng lên.

Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% số vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép,…

Đáng nói, những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Australia, Ấn Độ,… trong đó Hoa Kỳ là nước điều tra nhiều nhất với Việt Nam. Và gần đây nhất, Ấn Độ công bố sẽ áp thuế từ 12-30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam; EU cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng Việt Nam giai đoạn từ 1/4/2023 đến 31/3/2024,…
(Còn nữa)

Nguồn: Nhadan/ Hiệp hội Thép thế giới (WSA)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng