Ngôi nhà được thiết kế cho một cặp vợ chồng ở vùng vành đai thành phố Santiago de Chile, dọc theo xa lộ xuyên Mỹ Pan-American.
Mỗi lớp “vỏ” khác nhau sẽ giới thiệu những cấu trúc,
vật liệu, chức năng, bầu không khí và đóng góp thành một tổng thể mang tính hệ thống cho ngôi nhà. Vùng trung tâm bao gồm những khu vực chức năng có tính yêu cầu cao cho một
không gian sống như
bếp,
phòng tắm,
phòng ngủ… Từ đây, việc di chuyển từ phòng này sang phòng khác dường như là một cuộc chơi với tỉ lệ, với sự thay đổi tính vật chất và mức độ sáng từ trong ra ngoài. Điều này được tạo thành từ 4 lớp áo mà những người kiến trúc sư đã “mặc” cho ngôi nhà.
Toàn cảnh ngôi nhà với lớp tạo hình bên ngoài của một viên kim cương và rặng cây bao bọc xung quanh khuôn viên Lớp 1: Chiếc “hầm” bê tôngVùng trung tâm này tạo lập thành thành tố thứ nhất của hệ thống cấu trúc. Một khu vực “ướt” gồm hai phòng tắm, bề mặt bên trong được lát hoàn toàn
gạch men. Khu vực này được xem như một khu “đặc”, vững chãi, tạo nên một cảm giác che chở, người ta sử dụng những thiết bị cho những hoạt động riêng tư nhất trong nội thất với tâm thế an toàn như đang trong một căn hầm.
Lớp 2: Hệ kệ cứng
Vòng quanh phần lõi trung tâm là một dải cấu trúc kệ bằng ván khuôn
bê tông và gỗ ván ép, cấu trúc kiểu mút chìa đỡ có nơi cao đến 5,2m. Phần sau lưng kệ, có những khu vực được che bằng gỗ ván ép, có khu vực lại để trống. Dãy kệ này tạo thành một hình thể đa dạng của sự sắp đặt những yếu tố
nội thất, tạo tính riêng tư hay thoáng mở, và tham gia vào sự điều chỉnh mức độ của chiếu sáng. Quyết định chọn lựa ván khuôn và ván ép như hai vật liệu chính phản ánh nét đặc trưng của vật liệu trong khuôn khổ chi phí đầu tư thấp. Bên trong hệ kệ là
không gian nối kết của bếp, bàn ăn và phòng ngủ cho khách ở tầng trệt và một phòng làm việc nhỏ gọn ở tầng trên. Thông qua sự sắp đặt những vật thể giữa các dãy kệ, lối giao thông, hoa văn và ánh sáng thay đổi một cách đầy ngẫu hứng.
Phòng làm việc với hệ tủ kệ từ ván khuôn bê tông và gỗ ván ép
Lớp 3: Hệ vách ngăn trong suốtThoát khỏi ngưỡng của khung cảnh chung, một lớp vỏ trong suốt vươn lên phía trên trần được làm bằng những tấm polycarbonate. Hệ vách trong suốt này hoạt động như tấm lọc ánh mặt trời Chile gay gắt, in hình bóng râm của cây cối và những vật thể bên ngoài lên bề mặt và tạo ra một vùng nội thất ngập ánh sáng. Một cấu trúc phụ là những tấm nhựa được xếp nằm ngang ở phần phía trên cho ý tưởng về những mảng tường không có điểm nối. Ở tại khu vực phòng khách và phòng ngủ chính, những vách bề mặt này thiết kế kiểu cửa trượt đã có tác dụng như mở rộng không gian nội thất hướng ra ngoài về phía những hàng cây.
Không gian bếp vừa mở lại vừa có cảm giác được cảm giác bao bọc an toàn Phần lõi trung tâm bằng bê tông với hai phòng tắm Lớp 4: Lớp vỏ bọc mềmNgoài cùng, bao bọc ngôi nhà là một lớp màn sợi vải dùng trong những
dự án nhà . Lớp màn này tạo nên một màn năng lượng, lọc đến 70% sức nóng mặt trời tỏa xuống ngôi nhà và cũng chính là tấm lưới ngăn chặn muỗi và côn trùng xâm nhập. Kết nối logic dọc theo chiều dài và những góc của lớp nhựa polycarbo nate, lớp màn có kiểu dáng như mái lều. Nhìn từ bên ngoài, những nếp gấp của lớp màn tạo ra một hình thể cắt cạnh sắc bén và phản chiếu ánh sáng, gợi đến hình ảnh một viên kim cương được tạo dáng sinh động, luôn có những biến đổi tùy vào thời điểm của ngày và của mùa trong năm.
Khám phá hết chuỗi những “lớp áo” khác nhau từ trong ra ngoài, người ta sẽ hiểu được mối quan hệ giữa chúng, không chỉ là giải quyết vấn đề địa lý, khí hậu mà còn là vấn đề về thể dạng và khối hình học. Bắt nguồn từ một lõi chữ nhật, những lớp tường khác nhau của ngôi nhà choàng lên nhau tạo ra một mô hình kiến trúc phức hợp mà đầy tính biểu cảm, làm hoàn hảo thêm cho ý niệm những “lớp vỏ” được hình thành từ lúc ban đầu.
Phần chuyển giao giữa hệ kệ cứng với “lớp vỏ” thứ 3 từ những tấm polycarbonate trong suốt Theo Đep online