Trên quan điểm đó, Bình Phước mong TP.HCM sẽ giới thiệu các nhà đầu tư trong lĩnh vực
VLXD đến liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh hoặc đầu tư trực tiếp với qui mô lớn và
công nghệ tiên tiến để sản xuất VLXD chất lượng nhất - ông Hùng cho biết.
“Bình Phước hiện có 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại
khoáng sản có tiềm năng. Trong đó VLXD (
đá, cát, đất sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi là các loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng của tỉnh. Lĩnh vực VLXD đang được khuyến khích đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi.
Theo ông Phan Đức Nhạn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, TPHCM là thị trường
VLXD hết sức sôi động nhưng lại hạn chế về nguồn tài nguyên khoáng sản sản xuất VLXD, do đó rất cần liên kết để phát triển VLXD với các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ. Thời gian qua, TPHCM đã thực hiện khảo sát, thu thập thông tin về nguồn nguyên liệu sản xuất VLXD của 7 tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An…
Ông Phan Đức Nhạn - phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết trong qui hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) đến năm 2020, TP.HCM tập trung cơ sở sản xuất VLXD vào khu công nghiệp; chuyển đổi hoặc loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, không hợp qui hoạch.
Đến năm 2020, thành phố di dời các nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng ra khỏi thành phố đến những địa phương có qui hoạch phù hợp.
Do đó sự kết hợp giữa TPHCM và Bình Phước mở ra bước ngoặc mới để phát triển lĩnh vực VLXD, hướng đến sự phát triển bền vững của từng địa phương và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” - ông Nhạn nói.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo hai Sở Xây dựng TP HCM và Bình Phước đã ký kết bản thoả thuận hợp tác về công tác quản lý, phát triển VLXD giai đoạn 2014-2020.
VLXD.org (TH)