Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Chương trình phát triển VLXKN: Cần sự quyết liệt của các địa phương

15/03/2016 - 03:05 CH

Trong khi một số địa phương rất tích cực triển khai thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) và đã đạt được những kết quả khả quan thì một số nơi, chính quyền lại khá thờ ơ với chương trình này. Thậm chí, có địa phương đã có tới hai nhà máy sản xuất VLXKN nhưng tỉnh vẫn gửi công văn tới Bộ Xây dựng xin lùi thời điểm thực hiện chương trình.
Theo ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai chương trình phát triển vật liệu xây không nung ở một số địa phương, trong đó có nguyên nhân từ sự thờ ơ của chính các nhà quản lý. Ông Tới phân tích: Địa phương nào chính quyền quan tâm thì chương trình rất “chạy”. Trước hết đó là sự đôn đốc thực hiện đối với các công trình sử dụng vốn Nhà nước tại các đô thị và vùng đông dân cư; Thứ hai là quan tâm đến việc xóa bỏ lò gạch thủ công; Thứ ba là quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư sản xuất VLXKN. Còn địa phương nào không quan tâm thì ngược lại, không những không xóa bỏ được lò gạch thủ công mà còn không đưa ra được cơ chế chính sách thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Tại tỉnh Bình Dương, một trong những địa phương quyết liệt thực hiện một cách có hiệu quả chương trình phát triển VLXKN, lãnh đạo tỉnh đã khẳng định, cái được của lò gạch thủ công chỉ là được cho chủ đầu tư, còn mất là mất cho cả xã hội. Đó là thực tế khi các nghiên cứu đã chứng minh, các lò gạch thủ công mỗi năm đã lấy đi hàng triệu tấn đất sét nung, tàn phá mùa màng và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Trong nỗ lực thúc đẩy việc phát triển VLXKN, Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật, các hướng dẫn làm cơ sở cho việc sử dụng VLXKN như: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm VLXKN; Công bố định mức dự toán liên quan đến công tác xây, sử dụng VLXKN. Ngoài ra, Bộ Xây dựng ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu tường xây bằng block bê tông khí chưng áp”; Và Thông tư 09/2012/TT- BXD ngày 28/11/2012 quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng. Thông tư 09 quy định cụ thể: Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ, trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây); Đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng VLXKN theo lộ trình: Tại các đô thị loại III trở lên phải sử dụng 100% loại VLXKN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Và các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 thì phải sử dụng 100%.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2015, cả nước sử dụng khoảng 22,85 tỷ viên QTC, trong đó 17,5 tỷ viên là gạch đất sét nung và 5,33 tỷ viên là VLXKN. VLXKN chiếm tỷ trọng trên 23% trong tổng số vật liệu xây.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Tới cho rằng, mục tiêu của Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 đã đạt về tỷ lệ chung (20 - 25% vào năm 2015, 35 - 40% vào năm 2020). Tuy nhiên, chúng ta chưa hài lòng với tỷ lệ đó, vì đây là vấn đề bảo vệ tài nguyên không thể tái tạo và hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường. Vì vậy các biện pháp nhằm tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng đất sét nung càng phải đẩy mạnh. Trong sử dụng VLXKN, tỷ lệ sử dụng VLXKN loại nhẹ đang quá thấp so với mục tiêu (chỉ khoảng trên 11% trong VLXKN), cũng là một hạn chế trong việc thực hiện Chương trình.

Như vậy, các cơ chế, chính sách đã rất đầy đủ và kịp thời để triển khai thực hiện chương trình. Vấn đề còn lại là sự vào cuộc của chính quyền các địa phương trong việc đôn đốc, tổ chức thực hiện mà thôi. 

Theo Báo Xây dựng
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng