>> Thực trạng sản xuất Bê tông khí chưng áp (AAC) ở Việt NamTrong các công trình,
vật liệu là yếu tố chiếm khoảng 70% giá thành. Nếu sử dụng hợp lý vật liệu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các nguồn VLXD tự nhiên, đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu xây dựng của thị trường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
Xu hướng phát triển các loại vật liệu thay thế có ý nghĩa vô cùng lớn trong bối cảnh hiện nay, làm giảm tác động đến tài nguyên và môi trường sống, giảm giá thành của sản phẩm một cách tối đa, đồng thời có tính năng, chất lượng sử dụng tương đương, thậm chí nhiều sản phẩm còn mang nhiều tính ưu việt hơn sản phẩm truyền thống.
Đã có một số công nghệ mới như vậy được sử dụng tại Việt Nam như công nghệ sản xuất
gạch nhẹ,
gạch không nung từ phế thải công nghiệp (tro bay nhiệt điện, xỉ than...) thay thế cho gạch nung truyền thống hay các loại gỗ nhân tạo sản xuất từ rơm rạ, trấu, vụn gỗ... để thay thế cho các loại
gỗ tự nhiên. Gỗ nhân tạo về nhiều điểm có tính năng tốt hơn một số loại gỗ tự nhiên phổ thông như ít cong vênh, chịu nước, chịu mài mòn, trong khi độ cảm quan và tính năng sử dụng tương đương. Như vậy, phế thải từ nhiều ngành nếu biết cách sử dụng sẽ tạo nên các loại vật liệu có chất lượng cao, tiết kiệm được tài nguyên, giải quyết vấn đề môi trường.
Việc sử dụng các loại vật liệu mới, công nghệ mới cũng đang gặp phải nhiều rào cản.
“Một hướng đi nữa cho việc sử dụng công nghệ
VLXD mới
thân thiện với môi trường còn là tái sử dụng lại chính các sản phẩm xây dựng thải ra. Tại Đức và các nước châu Âu, họ ưu tiên phát triển các loại
gạch xây, cốt liệu cho
bê tông từ chính phế thải xây dựng cho các tòa nhà, giảm 70% phế thải xây dựng thải ra môi trường, giảm 30 - 50% giá thành cho phần bê tông. Đây cũng có thể là hướng đi rất tốt cho Việt Nam thời gian tới”, TS. Nguyễn Quang Chung, Giám đốc CTCP Bê tông khí Viglacera cho biết tại hội thảo về vật liệu xây dựng mới do Bộ Xây dựng tổ chức cuối tuần qua.
Bên cạnh đó, việc sử dụng
vật liệu địa phương cũng rất quan trọng. Đây là một dạng vật liệu thay thế mà trước nay không nhiều người nghiên cứu, chỉ được dùng theo thói quen. Tuy nhiên, vật liệu địa phương lại chính là xu hướng mà thế giới đã khuyến khích áp dụng từ lâu, vừa đem lại nét bản sắc vùng miền, vừa thân thiện và giảm giá thành xây dựng.
Chẳng hạn, cát đen sông Hồng, nếu sử dụng hợp lý là biện pháp khai thông dòng chảy, vừa làm vật liệu xây dựng. Đã có công nghệ chế tạo bê tông sử dụng cát đen tại đây, thậm chí bê tông mác đến 500, thay thế
xi măng truyền thống. Loại bê tông mác cao thích hợp với các công trình hiện đại như cầu nhịp lớn, nhà cao tầng vốn không phù hợp khi sử dụng bê tông truyền thống. Có được
bê tông mác cao sử dụng vật liệu địa phương cho các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở cao tầng, sẽ có thể giảm kích thước các cấu kiện, giảm đáng kể được giá thành xây dựng.
Hay các loại vật liệu như tre, nứa tại các vùng nguyên liệu trồng tái sinh cũng là những vật liệu địa phương nhiều ưu việt, cho hiệu quả thẩm mỹ cao và có thể ứng dụng tốt trong điều kiện Việt Nam. Nếu được xử lý bằng công nghệ mới có thể kéo dài tuổi thọ lên 20 năm và được sử dụng cho rất nhiều chức năng trong công trình như khung, vật liệu ốp tường, lát sàn, trang trí...
Thị trường Việt Nam hiện đã có nhiều loại VLXD
thân thiện với môi trường, có những tính năng vượt trội so với những loại vật liệu xây dựng cũ, như bê tông khí chưng áp (AAC), các vật liệu xây không nung, kính tiết kiệm năng lượng Low-E… Nhưng có thể nhận thấy, việc sử dụng các loại vật liệu mới, công nghệ mới cũng đang gặp phải nhiều rào cản, đó là bài toán kinh tế với số tiền đầu tư ban đầu; bài toán quan điểm, thói quen; bài toán cơ chế chính sách và sự “an toàn”…
Theo Đầu tư BĐS