Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Vật liệu xây không nung góp phần vào phát triển bền vững

14/07/2020 - 04:21 CH

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đính số 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) đến năm 2020. Từ Quyết định này, lĩnh vực sản xuất, sử dụng vật liệu xây có bước chuyển biến mạnh mẽ từ việc sử dụng tài nguyên khoáng sản, phế thải làm nguyên liệu đến công nghệ sản xuất, sử dụng, giảm thiểu phát thải, giảm ô nhiễm, thân thiện với môi trường. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc Tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.
Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, sự tham gia nhiệt tình đầy trách nhiệm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sản xuất, sử dụng sản phẩm, các chỉ tiêu nêu ra trong Quyết định 567 đã cơ bản hoàn thành. Hiện nay, khối lượng VLXKN các loại đã có thể thay thế khoảng trên dưới 40% trong tổng số vật liệu xây.

Người sản xuất đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, người tiêu dùng đã quen và có cảm tình với loại vật liệu mới này. Công nhân xây dựng cũng đã làm chủ các quy trình sử dụng, xây dựng với VLXKN, hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật cũng đủ để cho lĩnh vực sản xuất, sử dụng được triển khai theo các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Các chủng loại sản phẩm chủ yếu được nêu trong Quyết định của Thủ tướng đã được triển khai sản xuất như gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp AAC, gạch bê tông bọt, gạch từ đá chẻ, đá ong,  từ đất đồi… và nhiều sản phẩm làm VLXKN khác dạng tấm đã ra đời, nổi bật và phát triển mạnh là tấm tường Acotec. Việc sản xuất gạch nung bằng lò thủ công gần như được xóa bỏ trên phạm vi cả nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do công nghệ sản xuất này gây ra trong nhiều thập kỷ qua.
 

Sử dụng vật liệu xây không nung trong xây dựng góp phần giảm tác động môi trường.

Nhờ thay thế gạch đất sét nung bằng VLXKN với khối lượng lớn, hàng năm trên dưới 10 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn nên đã xóa bỏ được tình trạng sử dụng đất ruộng làm nguyên liệu, mỗi năm tiết kiệm hàng ngàn hecta đất canh tác, tận dụng sử dụng một khối lượng lớn phế thải công nghiệp như mạt đá, tro xỉ nhiệt điện… giảm phát thải trực tiếp hơn 1,5 triệu tấn CO2, tiết kiệm được hơn 35.000 tấn dầu, giảm lượng nhiệt đáng kể tỏa ra môi trường, góp phần giảm bớt hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
 
Không chỉ giảm phát thải nhờ đầu tư sản xuất VLXKN, các nhà công nghệ Việt Nam luôn nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng thân thiện môi trường trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm như gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt,  đều có khả năng cách nhiệt rất tốt, nhờ đó giúp giảm chi phí, năng lượng để sưởi ấm vào mùa đông, giảm sử dụng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè trong các căn nhà được xây bằng VLXKN. Các sản phẩm dễ xuyên nước như gạch xi măng cốt liệu cũng được nghiên cứu, cải tiến chống thấm và có khả năng cách nhiệt tốt. VLXKN cũng chính là các sản phẩm có khả năng cách ấm, chống thấm tốt, cải thiện điều kiện sống, thân thiện với môi trường.
 
Hòa chung vào dòng chảy công nghiệp hóa xây dựng, sản phẩm VLXKN hầu hết đều có kích thước lớn, kích thước dạng tấm, độ phẳng cao, giúp cho việc thi công xây dựng nhanh, giảm thời gian thi công, giảm chi phí nhân công, giảm giá thành xây dựng.

VLXKN không chỉ là loại vật liệu thân thiện môi trường trong sản xuất, sử dụng mà gần như 100% vật liệu này sau khi phá dỡ công trình được tái sử dụng, góp phần giảm phế thải, thực hiện được mong muốn xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Phát triển VLXKN còn tạo ra bất ngờ lớn là sự tác động của nó làm cho lĩnh vực sản xuất gạch nung chuyển hẳn sang công nghệ sản xuất mới, sử dụng nguyên liệu có độ dẻo thấp là đất đồi, đất bãi ven sông, giảm tối đa sử dụng đất sét dẻo ở các mỏ và đất ruộng canh tác. Gạch nung theo công nghệ mới cũng sử dụng một phần phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, phối liệu, giảm chi phí nhiên liệu sấy, nung gạch, giảm phát thải nhiệt và CO2 ra môi trường.

Từ những kết quả ưu việt nêu trên, có thể thấy rằng, mặc dù, VLXKN là lĩnh vực công nghiệp có tỷ trọng không lớn lắm nhưng hướng phát triển của nó phù hợp các chương trình phát triển bền vững quốc gia. VLXKN cùng các ngành công nghiệp khác đã góp phần giúp Việt Nam trở thành quốc gia được đánh giá cao về những đóng góp của mình cho chương trình Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, vì một Thế giới , ứng phó chống biến đổi khí hậu, hòa mình vào dòng chảy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Kết quả đó đã được Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và Quỹ Bertelsmann Stifhing của Đức công bố Việt Nam đạt 71,1 điểm (thang 100 điểm) cao thứ nhì ở Đông Nam Á sau Thái Lan (73 điểm).

VLXKN thực sự đã hòa mình, chung tay góp sức một cách tích cực vào Chương trình Phát triển bền vững và Ứng phó chống Biến đổi khí hậu của Việt Nam.
 
VLXD.org (TH/ Tạp chí VLXD)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng