Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Dự thảo Thông tư Nghị định 26/2013/NĐ-CP: Chính quy hóa lực lượng TTXD

04/07/2013 - 11:55 SA

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa ban hành Dự thảo thông tư hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và bộ máy của Thanh tra xây dựng (TTXD) thuộc các Sở Xây dựng. Việc thí điểm thành lập lực lượng TTXD cấp quận, huyện, thị xã tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện được hơn 5 năm. Báo cáo tổng kết của hai TP này khẳng định các lực lượng trên đã hoạt động hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng.

Thanh tra Sở Xây dựng được tổ chức thống nhất dưới sự quản lý, điều hành của Chánh thanh tra Sở Xây dựng

Theo Dự thảo thì riêng TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được tổ chức các Đội thanh tra chuyên ngành xây dựng đặt tại các địa bàn cấp quận, huyện do Sở Xây dựng quản lý. Căn cứ yêu cầu công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, Giám đốc Sở Xây dựng lập đề án về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra và chính quyền địa phương.Quyền và trách nhiệm của TTXD và chính quyền địa phương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Thanh tra Sở Xây dựng được tổ chức thống nhất dưới sự quản lý, điều hành của Chánh thanh tra Sở Xây dựng. Biên chế hành chính của Thanh tra Sở và các đội thanh tra gồm thanh tra viên, công chức, phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thanh tra viên theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và Nghị định số 26/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng.

Cũng theo dự thảo, Thanh tra Sở Xây dựng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của Thanh tra tỉnh; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng; tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Bộ Xây dựng.

Thanh tra Sở Xây dựng phối hợp với thanh tra các ngành, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền trong quá trình thanh tra đối với các vấn đề có liên quan đến xây dựng và trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng theo Điều 9, Điều 10 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và có trách nhiệm xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Đối với TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, trong khi chờ Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt đề án thì lực lượng thanh tra xây dựng hiện có vẫn ổn định tổ chức và thực hiện nhiệm vụ bình thường. Thời gian phê duyệt đề án nếu chậm hơn so với quy định thì UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo để thực hiện.

Trao đổi với PV, ông Trần Viết Ngôn – Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Các cá nhân thuộc lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng của Sở được bố trí ở quận, huyện hoặc xã phường phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật như là kỹ sư chuyên ngành xây dựng, cử nhân kinh tế, cử nhân luật và một số chuyên ngành khác. “Theo đề án kiện toàn của Sở Xây dựng theo đúng tinh thần Nghị định 26, thì chỉ có gần 700 cán bộ TTXD tiếp tục được bố trí, sắp xếp làm TTXD. Còn hơn 1.000 cán bộ còn lại sẽ làm việc tại các phòng Quản lý đô thị cấp huyện, cán bộ quản lý địa chính xây dựng cấp xã”, ông Ngôn cho biết thêm.

Việc chính quy hóa lực lượng TTXD là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển đô thị. Đồng thời, việc kiện toàn lực lượng TTXD sẽ khắc phục được những hạn chế trước đây của TTXD cấp phường, xã, quận, huyện nhằm nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của ngành thanh tra.

Theo baoxaydung
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng