Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Lai Châu: Tăng cường quản lý chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng

23/09/2021 - 02:38 CH

Nhằm tăng cường quản lý chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào thi công xây dựng công trình, thời gian qua, ngành xây dựng tỉnh Lai Châu có nhiều biện pháp quyết liệt như: kiểm tra chất lượng vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu. Góp phần nâng cao chất lượng công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.
Trong năm 2020, việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng theo quy định của Luật Xây dựng 2014, các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Sở Xây dựng đã thực hiện thẩm định 82 công trình, đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định (thẩm định dự án 6 công trình; thẩm định điều chỉnh dự án 10 công trình; thẩm định thiết kế cơ sở 3 công trình, thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật 40 công trình...). Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho 30 tổ chức, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho 126 cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn, cấp giấy phép hoạt động cho 1 nhà thầu nước ngoài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thái Lực, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, để thực hiện quản lý chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng đưa vào xây dựng công trình đảm bảo, Sở tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo các nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn thực hiện công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm kết cấu và một số nội dung hoạt động thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh.
 
Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bảo Dương (huyện Than Uyên) đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng các công trình.
 
Cũng theo ông Lực, trong quá trình kiểm tra công trình xây dựng theo phân cấp, nghiệm thu công trình xây dựng trong thi công và bàn giao công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Sở chỉ cho phép sử dụng vật liệu xây dựng thi công có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, có đầy đủ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định. Không chấp nhận nghiệm thu đối với công trình, dự án xây dựng sử dụng vật tư, vật liệu không đảm bảo. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng vật liệu xây dựng sử dụng trong các công trình xây dựng do Sở được giao quản lý đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các đơn vị khác có liên quan.

Nhằm quản lý chất lượng vật liệu trước khi đưa vào công trình, các huyện, thành phố cũng chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng trong các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, rà soát các đơn vị khai thác sản xuất vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy như: cát, sỏi, đá dăm dùng cho bê tông, vữa, gạch đất sét nung, gạch bê tông…

Để tăng cường quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, các chủ đầu tư (Ban Quản lý Dự án) lựa chọn các loại vật tư, vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt do đơn vị được giao quản lý. Anh Đỗ Mạnh Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Than Uyên cho biết, Ban nhắc nhở nhà thầu thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng. Thường xuyên kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng của vật liệu, kết quả thí nghiệm vật liệu trước khi chấp thuận nghiệm thu vật liệu đưa vào thi công xây dựng công trình.

Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng yêu cầu các nhà thầu thi công thực hiện lựa chọn các loại vật tư, vật liệu đưa vào công trình nhất là công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt, hồ sơ mời thầu, dự thầu. Vật tư, vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có phiếu thí nghiệm đánh giá chất lượng và kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào trước khi sử dụng cho công trình. 

Hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có 37 dự án đang hoạt động, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó 23 dự án khai thác đá, 5 dự án khai thác cát, 1 trạm nghiền xi măng Lai Châu, 1 nhà máy sản xuất gạch tuynel Phong Thổ, 7 nhà máy sản xuất gạch không nung. Trên địa bàn tỉnh có 25/28 đơn vị sản xuất, kinh doanh vật liệu đã thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định đã được Sở Xây dựng thông báo tiếp nhận.

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng không nung, huyện Than Uyên đã khuyến khích Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bảo Dương (xã Mường Than) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung với công suất 15 triệu viên/năm. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, đã có chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn. Đảm bảo nhu cầu vật liệu đạt tiêu chuẩn khi thi công xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Ông Lê Văn Soát, Giám đốc Cổ phần Đầu tư Phát triển Bảo Dương chia sẻ, nhà máy ứng dụng công nghệ tiên tiến mới nhất tận dụng mạt đá, xỉ than kết hợp xi măng và chất phụ gia đóng rắn sản xuất sạch bê tông không nung (gạch bê tông cốt liệu) với 2 loại sản phẩm gạch đặc và gạch lỗ. Với tiêu chí sản xuất thân thiện với môi trường, chất lượng tốt, giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu (cát, đá mạt, xỉ than…), gạch không nung có kiểu dáng gọn, không sử dụng nhiệt nên tiết kiệm năng lượng đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Gạch có kết cấu tốt, mát nhà, tăng tuổi thọ công trình.

Có thể khẳng định, việc tăng cường quản lý chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng đưa vào thi công xây dựng công trình đã đảm bảo chất lượng, tuổi thọ, hiệu quả các dự án đầu tư. Góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
 
VLXD.org (TH/ Báo Lai Châu)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng