Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

SẢN PHẨM VLXD MỚI

Vật liệu biến khí CO2 thành năng lượng mới

15/08/2014 - 04:02 CH

Tại Hội nghị và triển lãm quốc gia của Hiệp hội Hóa học Mỹ (National Meeting & Exposition of the American Chemical Society (ACS), tổ chức khoa học lớn nhất thế giới, sẽ được tổ chức tại Mỹ, một nhóm nhà nghiên cứu sẽ có báo cáo về một loại vật liệu mới có khả năng biến khí CO2 thành năng lượng.
Theo kết quả nghiên cứu, vật liệu này - giống một dạng plastic được dùng để gói thực phẩm - có thể đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch nhằm cắt giảm phát thải cũng có thể được tích hợp vào các ống khói trong tương lai.

Một tấm plastic giống như miếng xốp hút nhà kính carbon dioxit (CO2) có thể dễ dàng chuyển đổi dạng nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm này thành các nguồn mới, ví dụ như hydro.

“Điểm mấu chốt đó là loại polyme này ổn định, rẻ tiền, và nó hút CO2 rất tốt. Nó phù hợp với chức năng trong một môi trường thực tế”, tiến sĩ Andrew Cooper nói. “Trong viễn cảnh tương lai khi công nghệ pin nhiên liệu được sử dụng, vật liệu hấp phụ này có thể hoạt động đối với công nghệ không phát thải”.



Loại vật liệu mới này sẽ là một phần của công nghệ tích hợp gọi là chu trình hỗn hợp khí hóa tích hợp (gasification combined cycle - IGCC), có thể chuyển hóa nhiên liệu hóa thạch thành khí hydro.

Tiến sĩ Cooper tại trường Đại học Liverpool cho biết, loại vật liệu này hoạt động tốt nhất dưới điều kiện áp suất cao với quá trình IGCC.

Giống như một miếng mút trong bếp nhà bạn phình ra khi nó hút nước, vật liệu này cũng phình ra một cách từ từ khi nó hút khí CO2 và các khoảng trống nhỏ tí xíu nằm giữa các phân tử của nó; khi áp suất giảm xuống, chất hấp phụ xẹp hơi và thải ra khí CO2 mà họ có thể thu giữ lại hoặc chuyển hóa thành các hợp chất carbon có ích.

Một lợi thế của việc sử dụng các polyme đó là chúng có xu hướng rất ổn định.

Các vật liệu thậm chí có thể chịu được trong axit sôi, chứng minh các polyme này sẽ chịu được điều kiện khắc nghiệt trong các nhà máy điện để hấp phụ khí CO2. Các thiết bị khử CO2 khác dù được làm từ nhựa hoặc kim loại hoặc ở dạng lỏng thường không chịu đựng tốt, Cooper cho biết.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Cộng đồng nghiên cứu khoa học vật lý và kĩ thuật (Engineering and Physical Sciences Research Council) và tổ chức E.ON Energy.

VLXD.org * (Nguồn: GDTĐ)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng