Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ môi trường

Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam đầu tư phát triển VLXD xanh

26/02/2013 - 02:55 CH

Vừa qua tại Hà Nội, Hội Liên hiệp ngành Công nghiệp vật liệu và thiết bị xây dựng Nhật Bản đã tổ chức Hội nghị quốc tế về VLXD và các tiêu chuẩn có liên quan. Nhân dịp này, ông Junichi Ozawa - Chủ tịch Hội đã có cuộc trò chuyện với Báo Xây dựng xung quanh chủ đề này.


Ông Junichi Ozawa

Theo ông, có khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển VLXD xanh không?

Ở Nhật Bản, VLXD xanh phát triển từ rất sớm. Do thời tiết ở đất nước chúng tôi nóng nên người dân đã có xu hướng sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Trước đây, người Nhật Bản thường sử dụng gỗ để làm nhà. Ngày nay, rất nhiều sản phẩm VLXD mới ra đời đều hướng tới tiêu chí thân thiện với môi trường. Đặc biệt, việc Luật Tiết kiệm năng lượng vừa được ban hành là tiêu chí bắt buộc để người dân và DN thực hiện tiêu chí này. Khi tới Việt Nam, tôi có cảm giác môi trường sống của các bạn giống như khi tôi còn bé vậy (cười). Tôi nghĩ khi kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa, đời sống của người dân nâng cao hơn thì ý thức về bảo vệ môi trường sống cũng sẽ tăng lên.

Xin ông giới thiệu đôi chút về tiêu chuẩn công nghiệp xây dựng - yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm VLXD tại Nhật Bản.


Tại Nhật Bản, chúng tôi có tiêu chuẩn JIS (giống như tiêu chuẩn ISO của Việt Nam). Hệ thống tiêu chuẩn JIS do Bộ Kinh tế Công nghiệp Thương mại Nhật Bản ban hành. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp, trong đó có sản phẩm VLXD. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn này được tiến hành một cách khá bài bản và kỹ lưỡng. Ngoài văn phòng đầu mối là Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản, các Bộ ngành chuyên môn và DN sẽ tùy theo lĩnh vực mà tham gia đóng góp ý kiến xây dựng. Ví dụ về tiêu chuẩn đối với VLXD cách nhiệt thì các tập đoàn sản xuất sẽ đưa ra ý kiến xem các tiêu chuẩn như thế có phù hợp hay không. Cứ 3 năm một lần, DN phải làm thủ tục gia hạn chứng nhận JIS, nghĩa là cứ 3 năm một lần chúng tôi khẳng định lại xem họ có áp dụng các tiêu chuẩn đã đăng ký hay không. Trong trường hợp cần thiết chúng tôi sẽ có những quyết định mang tính tạm thời, hoặc có sự giám sát chặt chẽ của Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhât Bản. Nói chung những tiêu chuẩn của Nhật Bản là khá nghiêm khắc. Quá trình thực hiện các cơ quan, ban ngành sẽ giám sát lẫn nhau. Vì vậy có thể tin chắc rằng sản phẩm làm ra đúng như tiêu chuẩn đã đăng ký.

Vậy tiêu chuẩn JIS có bắt buộc phải thực hiện hay không, và nguồn kinh phí nào để xây dựng nên bộ tiêu chuẩn này?


Cách đây hai năm, ở Nhật Bản xảy ra trận động đất lịch sử nên các DN đã sáng chế ra những sản phẩm VLXD có thể chịu được chấn động, không bị biến dạng, khó vỡ khi xảy ra động đất.

Chúng tôi có Luật Tiêu chuẩn xây dựng là bắt buộc còn tiêu chuẩn JIS là tiêu chuẩn do Chính phủ ban hành nên vẫn mang tính chất tùy ý lựa chọn. Ví dụ trong Luật có quy định công trình này phải xây dựng theo tiêu chuẩn JIS số mấy? Nói chung JIS là tùy ý lựa chọn. Kinh phí xây dựng nên bộ tiêu chuẩn JIS chỉ một phần nhỏ là từ ngân sách, còn phần lớn là do các DN tập hợp nhau lại đóng góp kinh phí xây dựng. Ở Nhật Bản có các vùng khí hậu khác nhau nên tiêu chuẩn cho sản phẩm của từng vùng cũng khác nhau.

Tới Việt Nam lần này, Hội Liên hiệp ngành Công nghiệp vật liệu và thiết bị xây dựng Nhật Bản giới thiệu những sản phẩm vật liệu mới nào, thưa ông?


Chúng tôi mang đến Việt Nam một số sản phẩm như kính cách nhiệt làm bằng bông thủy tinh, tấm cách nhiệt ở nhiệt độ cao, vật liệu xi măng gia cố cho lớp ống ngoài… Như mọi người đã biết, cách đây hai năm, ở Nhật Bản xảy ra trận động đất lịch sử nên các DN đã sáng chế ra những sản phẩm VLXD có thể chịu được chấn động, không bị biến dạng, khó vỡ khi xảy ra động đất. Trước đây, phần lớn các ngôi nhà ở Nhật Bản làm bằng gỗ rất dễ phát hỏa nên việc ốp bề ngoài rất quan trọng để tránh bắt lửa. Những sản phẩm làm bằng bê tông cốt sợi của chúng tôi đáp ứng được yêu cầu này. Ở Việt Nam, tôi thấy rất nhiều nhà bên ngoài trát vữa nên không biết sản phẩm này có hữu ích hay không.

Một đặc tính tiếp theo là trong quá trình gia công bề mặt ta có thể gia công nhiều hoa văn khác nhau, tính thẩm mỹ cũng rất đa dạng, lại đảm bảo độ bền cho tòa nhà. Nếu chúng ta sử dụng bê tông cốt sợi thì có thể tạo ra một lớp bảo vệ, nước từ bên ngoài vào có thể thoát ra một cách dễ dàng, đảm bảo độ khô cho tòa nhà. Việc thay thế hay bảo dưỡng cũng rất đơn giản, chỉ cần tháo ra là được. Khi thăm quan Hà Nội tôi thấy rất nhiều nhà được xây theo kiến trúc phương Tây nên tôi nghĩ sử dụng sản phẩm này sẽ rất gần gũi với thiên nhiên. Ở Nhật Bản, khi đi dọc phố ta nhìn thấy có những ngôi nhà cảm giác làm bằng đá rất tự nhiên nhưng thực chất đó là những nhà được ốp bằng sản phẩm của chúng tôi.

Ông thấy các tiêu chuẩn của Việt Nam có gần với thế giới hay không?

Thực ra mục đích của chúng tôi đến Việt Nam lần này cũng là để tìm hiểu và hỗ trợ Việt Nam vì chúng tôi biết, từ nay đến năm 2030, Việt Nam có kế hoạch hoàn chỉnh lại bộ TCVN, sửa đổi tiêu chuẩn hiện tại và bổ sung tiêu chuẩn mới. Chúng tôi rất mong muốn có thể giúp gì đó cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Theo ông, làm thế nào để người dân tăng cường sử dụng VLXD xanh?

Có hai khả năng, một là tôi thấy sản phẩm này tiết kiệm năng lượng thì tôi sử dụng, nhưng cũng có một khả năng nữa là Nhà nước sẽ áp đặt, gần như cưỡng chế buộc người dân phải sử dụng. Vậy làm thế nào để hai quan điểm đó gặp nhau, nghĩa là theo quan điểm của Nhà nước và sự tự nguyện của người dân? Theo tôi nghĩ vấn đề này cần phải từ hai phía. Nhà nước phải đưa ra những quy định “gò” người dân thực hiện, ai không thực hiện sẽ bị phạt. Mặt khác cũng phải tuyên truyền để người dân thấy rằng sử dụng những sản phẩm VLXD xanh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn giữ được trái đất an toàn hơn cho con cháu chúng ta sau này. Khi thấy được ý nghĩa đó họ sẽ tự giác thực hiện.

Các DN Nhật Bản có quan tâm đến môi trường đầu tư phát triển VLXD ở Việt Nam không, thưa ông?

Ở Việt Nam đã có những sản phẩm như ToTo, Inax… và chúng tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều DN nữa đầu tư vào Việt Nam. Có điều đáng nói là những sản phẩm của Nhật Bản bao giờ chất lượng cũng đảm bảo nên giá thành thường cao hơn. Khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển cao hơn, tôi nghĩ sẽ có nhiều người lựa chọn sản phẩm của Nhật Bản. Chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc đầu tư phát triển VLXD xanh, thân thiện với môi trường.

Xin cảm ơn ông!

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng