Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Hải Dương: Lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch sét nung còn nhiều gian nan.

19/12/2012 - 03:55 CH

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 210 lò gạch, gồm các loại lò liên tục kiểu đứng và lò gạch thủ công xử lý bằng nước vôi. Nhiều nhất là huyện Nam Sách, Kinh Môn, TP Hải Dương, thị xã Chí Linh... Trong đó một số lò không phép và một số lò được UBND các huyện, thị xã phê duyệt.

Một cơ sở sản xuất gạch sét nung

Chính quyền vào cuộc

Đối với các hoạt động sản xuất gạch sét nung, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã quan tâm chỉ đạo việc tổ chức sản xuất gạch sét nung trên địa bàn, giao cho UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện tổ giám sát. Hầu hết các địa phương đã tổ chức phê duyệt sản xuất gạch sét nung tại những khu vực đã được UBND tỉnh cho phép. Các cơ sở khi phê duyệt quy hoạch dự án đều có sẵn vùng nguyên liệu để sản xuất, vùng nguyên liệu đều là đất bãi bồi bên các sông Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn, Văn Úc hoặc đất ở các khu chuyển đổi để cải tạo nuôi trồng thủy sản, cải tạo cốt đất. Khoảng cách từ các lò đến khu dân cư lớn hơn 200m, bảo đảm khoảng cách theo quy định của UBND tỉnh Hải Dương. Trong số đó, có 7 lò gần một số nhà dân nhưng đúng vị trí quy hoạch được duyệt, chưa có khiếu kiện về môi trường, không có ý kiến phản đối của nhân dân. Chủ các cơ sở sản xuất đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường như trộn một phần than vào trong đất nguyên liệu để sản xuất, ống thu khói của lò liên tục kiểu đứng đã được nâng cao, những lò xử lý khí thải bằng nước vôi đã có bơm nước vôi khi nung đốt... Một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đã được các cơ quan chuyên môn kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt, chấn chỉnh kịp thời như các lò gạch ở xã Thanh Quang, Cộng Hòa (Nam Sách), xã An Phụ, Long Xuyên, Phúc Thành, Lê Ninh (Kinh Môn), xã Kim Đính (Kim Thành)...

Ngoài ra, các cơ sở cũng đã làm cam kết bảo vệ môi trường, một số lò liên tục kiểu đứng tiến hành quan trắc môi trường theo quy định. Trong việc chấp hành quy định về xây dựng và vận hành, một số lò tại huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng đã được Sở Khoa học và Công nghệ cho phép thử nghiệm xây dựng buồng đốt lớn. Trong quy trình vận hành nung đốt, một số lò tại Tứ Kỳ, Thanh Hà và Cẩm Giàng trộn 100% sỉ nhiệt và than vào đất để sản xuất, còn lại vừa trộn than, vừa kẹp than vào gạch nung đốt...

Còn nhiều tồn tại


Từ năm 2009 UBND tỉnh Hải Dương đã có công văn “Về việc tăng cường kiểm tra xử lý các lò gạch thủ công xây dựng và vận hành trái quy định của tỉnh”. Tuy nhiên, việc triển khai tinh thần chỉ đạo của tỉnh ủy Hải Dương vẫn chưa được các cơ quan chức năng sở tại thực hiện triệt để. Ngoài ra, những khu vực không nằm trong hiện trạng theo thông báo của UBND tỉnh Hải Dương như Kinh Môn, Chí Linh vẫn được phê duyệt dự án.

Tại những khu vực được phê duyệt lò liên tục kiểu đứng vẫn có hiện tượng chuyển sang lò thủ công xử lý khí thải bằng nước vôi. Đặc biệt, trong phê duyệt vùng nguyên liệu sản xuất lại không nêu rõ thời hạn tận dụng đất khu vực chuyển đổi, khu vực hạ cốt, không quản lý việc thực hiện đấu thầu đất để sản xuất gạch. Các cơ sở không có phương án, kỹ thuật, thời gian, biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp hoàn thổ, cải tạo đất hoặc thiết kế cơ sở khai thác đất làm nguyên liệu. Các cơ sở sản xuất ở bãi sông đều khai thác đất sâu hơn quy định, tập kết đất nguyên liệu, than, sản phẩm ngoài bãi cao hơn quy định. Một số cơ sở sản xuất thuộc huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Kim Thành còn xây nhà điều hành sát bờ sông. Trong số đó, chỉ có 1 hộ có sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những hộ còn lại không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn. Trong mùa mưa lũ, nhiều cơ sở vẫn tiếp tục sản xuất, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống đê điều...

Trong việc vận hành nung đốt, các lò liên tục kiểu đứng vẫn kẹp than vào nung đốt. Các lò thủ công xử lý bằng nước vôi xây dựng buồng đốt lớn hơn quy định. Một số lò để thủng mái, ống khói chưa sửa chữa kịp thời, hệ thống xử lý nước thải bằng nước vôi không hoạt động thường xuyên khiến một lượng khói thải vẫn xả ra môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Những điểm tập trung nhiều lò gạch, thải khói ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân như các lò gạch ở thôn Lấu Khê, xã Nam Tân, thôn An Điền, xã Cộng Hòa (Nam Sách)...

Theo Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh, các lò gạch thủ công xử lý khói bằng nước vôi được hoạt động đến hết ngày 31/12/2012, các lò gạch liên tục kiểu đứng được hoạt động đến hết ngày 31/12/2015 nếu được UBND tỉnh Hải Dương hoặc UBND huyện, thành phố, thị xã cho phép xây dựng trong khu vực đã được quy hoạch. Đồng thời, các cơ sở sản xuất phải thực hiện nghiêm các quy định về xây dựng và vận hành lò gạch đã được ban hành, sản xuất phải có đủ khu vực đất nguyên liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không gây ô nhiễm môi trường và chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu.

Theo Báo Xây dựng điện tử

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng