Quang cảnh Hội nghị.
Tham dự Hội nghị bao gồm đại diện lãnh đạo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VABM), Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) và đại diện các doanh nghiệp , các đơn vị nhà máy cơ khí thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE), Công ty Cơ khí Hà Nội (HAMECO), Viện Nghiên cứu Cơ khí (MARIME)…
Thay mặt VAMI, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VAMI đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị, nhấn mạnh các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã lớn mạnh rất nhiều và hoàn toàn có khả năng đáp ứng việc chế tạo một số loại thiết bị phụ tùng phi tiêu chuẩn cho .
TS. Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VABM nêu lên thực trạng các đơn vị luôn gặp khó khăn trong việc mua sắm vật tư phụ tùng thay thế. Các nguồn vật tư từ Trung Quốc giá rẻ nhưng thiếu ổn định và không đảm bảo chất lượng. Và việc khai thác năng lực chế tạo của các doanh nghiệp cơ khí trong nước là hết sức quan trọng, góp phần tạo doanh thu, công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí cũng như các đơn vị có thể chủ động hơn trong việc sửa chữa, thay thế.
Chế tạo kết cấu máy nghiền đứng Xi măng Bỉm Sơn.
KS. Tạ Văn Khao, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Chuyển giao Công nghệ Vật liệu xây dựng, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã trình bày báo cáo đánh giá khái quát thực trạng vận hành của các dự án có quy mô 2.500 tấn clinker/ ngày và nhu cầu phụ tùng thay thế để duy trì sản xuất.
Theo thống kê, tính đến năm 2015, công suất thiết kế toàn xấp xỉ 80 triệu tấn/ năm. Các dây chuyền được nhập khẩu đồng bộ hoặc phần lớn thiết bị công nghệ quan trọng từ các hãng chế tạo khác nhau của Trung Quốc có công suất từ 700 - 2.500 tấn clinker/ ngày, hiện nay có khoảng 40 dây chuyền, tương đương tổng công suất thiết kế khoảng 32 triệu tấn xi măng chiếm 45% sản lượng xi măng toàn ngành.
Thời gian khai thác vận hành thương mại của các dự án phổ biến từ 5 năm trở lên, phần lớn là các dây chuyền có công suất dưới 2.000 tấn clinker/ngày. Trong những thời điểm tiêu thụ tốt, các dây chuyền này phải vận hành vượt công suất thiết kế từ 20 - 30%, cá biệt có thể huy động vượt 35 - 40% so với thiết kế. Do đó các thiết bị công nghệ luôn phải hoạt động trong tình trạng quá tải lại không được bảo dưỡng chăm sóc định kỳ sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ.
Đại diện cho biết, hiện nay, nhu cầu về phụ tùng thay thế cho các dây chuyền hàng năm là rất lớn. Nhưng đa số các nhà máy khá bị động, phải đặt hàng từ nước ngoài khá lâu và giá thành lớn (từ G7) hoặc chất lượng rất kém (từ Trung Quốc). Thời gian qua các doanh nghiệp cơ khí chưa thực sự thâm nhập và năng lực chế tạo thực tế cần được kiểm chứng. Các vấn đề cần được đặt ra là chất lượng sản phẩm chế tạo, vật liệu chế tạo, tiến độ và giá thành.
Nếu các doanh nghiệp cơ khí có thể chủ động được các vấn đề này thì việc tham gia chế tạo thiết bị cho các nhà máy xi măng là hoàn toàn khả thi. Điều này cũng giúp cho các chủ động được công tác bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp dây chuyền sản xuất.
Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị gia công của các doanh nghiệp cơ khí trong nước phải được củng cố, quan tâm hơn nữa, trong tương lai mới có hy vọng giành được thị phần cung cấp lớn cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng, là một trong những ngành liên tục tăng trưởng, sử dụng nhiều thiết bị cơ khí nặng chiểm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cơ khí cũng cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia thiết kế, chế tạo... có thể đề xuất các giải pháp hợp lý khắc phục các khuyết tật hoặc nâng cao hiệu suất của dây chuyền .
Chế tạo thiết bị cho nhà máy .
Đại diện cho một số đơn vị cơ khí thuộc VAMI cũng bày tỏ mong muốn được VABM hỗ trợ để có thể tham gia nghiên cứu, chế tạo các loại thiết bị vật tư thuộc nhằm khai thác hơn nữa năng lực của đơn vị và qua đó nâng cao khả năng sản xuất.
Tại Hội nghị, một số chuyên gia cũng cho rằng, cần lôi kéo sự tham gia của các đơn vị cơ khí tư nhân. Đây là các đơn vị có kinh nghiệm, được đầu tư bài bản và có bài toán quản trị tốt, có thể hạ giá thành sản phẩm.
Tổng kết Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch VAMI đánh giá cao thiện chí và sự hợp tác của VABM. Hội nghị là một sự khởi đầu, đã xới lên một vấn đề quan trọng liên quan giữa 2 ngành. Nếu sự phối hợp thành công có thể đem lại hiệu quả rất lớn. Do đó sau đây 2 bên cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn, trong tháng 6/2016 cần khẩn trương thành lập Ban điều phối, tiến hành khảo sát đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu chế tạo, sửa chữa, vật tư phụ tùng thay thế… của .
Sau đó phải thành lập cho được danh mục các loại vật tư thiết bị cần chế tạo, đối chiếu xem ngành cơ khí có thể đáp ứng ngay được thiết bị nào? Loại thiết bị nào cần nghiên cứu thiết kế? Sau đó sẽ đề ra các giải pháp thực hiện các bước tiếp theo.
Kết thúc, toàn thể Hội nghị đã đi thăm nhà xưởng của Công ty Cơ khí Hà Nội HAMECO và chụp ảnh lưu niệm.
VLXD.org