Quỹ đã
phải ứng tiền trả nợ thay cho các doanh nghiệp như: Xi măng Đồng Bành
3,49 triệu USD, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (Coma, Bộ Xây dựng) 4,25
triệu Euro, Tổng công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam
(Vinaicon) 4,25 triệu Euro, Công ty Xi măng Ninh Bình 74,55 triệu USD.
Tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các
tính đến cuối năm 2011 là 1,365 tỷ USD, với 16 dự án. Trong đó, có 4/16
dự án với dư nợ 228,75 triệu USD gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Dự
báo trong 3-5 năm tới, hàng năm, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài có thể
phải bố trí từ 30-40 triệu USD/năm để trả nợ thay cho các
.
Lo ngại rằng, nhiều dự án nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh rơi vào
tình trạng không đủ sức trả nợ. Và đương nhiên, gánh nặng nợ lại dồn
vào cứu cánh duy nhất là Quỹ tích lũy trả nợ khiến số dư của Quỹ hiện
còn rất mỏng. Nếu cứ đà này, quy mô của các khoản nợ nước ngoài do Chính
phủ bảo lãnh cho DNNN sẽ vượt quá quy mô của Quỹ.
Trong bối cảnh
đó, một hướng đi mới mở ra hy vọng từ việc xử lý thành công khoản nợ
hơn 600 triệu USD của Vinashin của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn
đọng của doanh nghiệp (DATC). Dù vậy, cơ chế hiện nay còn nhiều vướng
mắc khiến DATC khó tiếp cận các khoản nợ nước ngoài. Trong Quyết định
929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DNNN, DATC
được xác định là trụ cột chính để xử lý nợ nhiệm vụ cốt lõi để tái cơ
cấu DNNN. Tuy nhiên, trong đó chưa đề cập đến phương thức xử lý nợ của
những DNNN có nợ nước ngoài. Trong khi đó, tại Điều lệ về tổ chức và
hoạt động của DATC cũng chỉ quy định chung, nhiệm vụ của đơn vị này là
mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp mà không có
các hướng dẫn xử lý nợ của các doanh nghiệp có vay vốn nước ngoài.
Thực
tế cho thấy, nếu cứ trông chờ vào nguồn hạn hẹp Quỹ tích lũy trả nợ
nước ngoài thì với các khoản nợ “khủng” của các DNNN sẽ gây khó khăn cho
Quỹ. Trong trường hợp phải ứng nguồn từ ngân sách sẽ gây áp lực nên
giới hạn bội chi cho phép trong năm. Do đó, cần có cơ chế để DATC tham
gia mua nợ nước ngoài, góp phần giảm áp lực, đảm bảo cho Quỹ tích lũy
trả nợ nước ngoài luôn có nguồn chi trả và hoàn trả ngân sách đúng thời
gian quy định.
Theo
quy định, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài được dùng để thanh toán nghĩa
vụ nợ cho các khoản Chính phủ vay nước ngoài rồi về cho vay lại, đảm bảo
nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính
phủ.
Nguồn thu của Quỹ bao gồm thu hồi nợ từ
các khoản cho vay lại của Chính phủ, phí bảo lãnh, thu hồi các khoản tạm
ứng vốn, lãi tạm ứng vốn và lãi từ các hoạt động cơ cấu lại nợ Chính
phủ... Việc quản lý quỹ được thực hiện trên nguyên tắc tập trung kịp
thời, đầy đủ các nguồn thu, sử dụng nguồn vốn của quỹ đúng mục đích theo
quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhàn rỗi.
|