Đây là khu vực thị trường có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam.
Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) bao gồm 6 quốc gia Cá cược game
: Ba-ranh, Cô-oét, Ô-man, Ca-ta, A-rập Xê-út và Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), nằm trên bán đảo Ả-rập tại vùng Vịnh Pec-xích. Chính phủ các nước GCC đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngành du lịch, đa dạng hóa nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Do vậy, các nước GCC có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng như vật liệu xây dựng, kính xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, đồ gỗ, thiết bị điện, dây điện và cáp điện, thiết bị chiếu sáng, sứ vệ sinh, vòi nước, đường ống, v.v… Dự kiến nhu cầu các mặt hàng này sẽ còn tăng trong thời gian tới do các nước GCC thực hiện một loạt các dự án lớn có tổng vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD.
Một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn đang được triển khai tại các nước GCC có thể kể đến gồm: Dự án “Thành phố Kinh tế Nhà vua Abdullah” (King Abdullah Economic City) với tổng vốn đầu tư 93 tỷ USD; dự án “Thành phố Lusail” của Ca-ta (Qatar’s Lusail City) có tổng vốn đầu tư 45 tỷ USD; dự án “Thành phố Kinh tế Jazan” của Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia’s Jazan Economic City) có tổng vốn đầu tư 30 tỷ USD; dự án “Thành phố Mohammed Bin Rashid City” có tổng vốn đầu tư 8 tỷ USD; dự án “Trung tâm tài chính Nhà vua Abdullah” (King Abdullah Financial District) có tổng vốn đầu tư 7,8 tỷ USD; dự án “Thành phố Kinh tế tri thức” của Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia’s Knowledge Economic City) có tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD; một số dự án lớn của Abu Dhabi về nhà ở, trường học và giao thông có tổng vốn đầu tư lên tới 100 tỷ USD; dự án “Sân bay quốc tế Hamad” có tổng vốn đầu tư 15,5 tỷ USD; dự án “Sân bay quốc tế Doha mới” có tổng vốn đầu tư 15,5 tỷ USD; dự án “Cảng Boubyan” của Cô-oét có tổng vốn đầu tư 11,4 tỷ USD.
Theo Công thương
Ý kiến của bạn