Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Công nghệ mới: Hướng đi cho ngành vật liệu xây dựng

17/01/2014 - 02:40 CH

Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam cho rằng, ngành sản xuất VLXD hiện nay đòi hỏi những công nghệ mới để tối đa hóa năng suất và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm; trong khi phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu...
Ông nhấn mạnh, đây là hướng đi mà ngành này phải hướng đến trong thời gian tới.

TS. Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam coi thời gian khó khăn vừa qua đối với ngành mình là một giai đoạn sàng lọc. Chuyện sống hay chết, phát triển hoặc tồn tại của không ít nhà máy xi măng, gạch… là khắc nghiệt, nhưng cũng hàm chứa trong nó đòi hỏi lớn hơn đối với các DN. Để đi lên, họ phải thay đổi, mà theo ông Huynh, cửa thoát là đổi mới công nghệ.

Ông Huynh cho rằng, ngành sản xuất VLXD hiện nay đòi hỏi những công nghệ mới để tối đa hóa năng suất và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm; trong khi phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu... Ông nhấn mạnh, đây là hướng đi mà ngành này phải hướng đến trong thời gian tới.


DN trong nước đã làm chủ công nghệ gạch không nung

Trên thực tế, những lợi ích nhờ việc đổi mới công nghệ VLXD đã được ghi nhận ở nhiều xưởng sản xuất. Sau hơn 3 năm triển khai chương trình sản xuất gạch không nung, các DN trong ngành đã tiêu thụ được 3,5 tỷ viên; tiết kiệm được 5,25 triệu m3 đất sét, 535.000 tấn than và giảm thải vào khí quyển 2,04 triệu tấn CO2. Theo đó, hiện đã có 20 tỉnh xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch như: Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Kon Tum, Vĩnh Long, An Giang... Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh đã dừng sản xuất 100% các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.

Nhưng dù sản xuất ra nhiều, chất lượng cũng đã được nâng lên, song tỷ lệ gạch không nung tiêu thụ trong nước hiện còn thấp. Hay, bê tông nhẹ xuất khẩu nhiều nhưng trong nước lại không được ưa chuộng. Gạch xi măng cốt liệu hiện chiếm không quá 5% số lượng gạch tiêu thụ hàng năm... TS. Trần Văn Huynh cho biết, xỉ để sản xuất các loại gạch không nung hiện nay có rất nhiều ở các nhà máy nhiệt điện. Vì vậy, ông Huynh đề xuất tỉnh nào có nhà máy nhiệt điện thì nên kết hợp xây dựng các nhà máy gạch không nung.

Với ngành xi măng, chủ trương tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất để phát điện đã có từ lâu, nhưng triển khai trên thực tế rất ít. Hiện chỉ có 3 nhà máy xi măng áp dụng được mô hình này. Điển hình là Công ty xi măng Hà Tiên đang triển khai rất hiệu quả, chi phí sản xuất xi măng được giảm đáng kể. Bởi với mô hình khép kín này, nhà máy vừa giảm được lượng điện phải mua, giảm tiêu thụ than, lại giảm nhiệt cho nhà máy…

Nhận thấy việc đổi mới công nghệ là hướng đi không thể khác trong sản xuất VLXD, Bộ Xây dựng đã có nhiều chương trình để thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực này. Theo đó, các phần việc như điều tra, đánh giá khả năng sử dụng chất thải từ các nhà máy nhiệt điện để làm VLXD đã được tiến hành. Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng từng bước hoàn thiện cơ chế về sử dụng tro, xỉ thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD, áp dụng cho giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến 2030.

Đồng thời, tiếp tục rà soát việc thực hiện các dự án xi măng trong kế hoạch 2012 - 2015; đôn đốc các nhà máy xi măng triển khai nghiên cứu, lắp đặt thiết bị tận dụng nhiệt của khí thải lò nung trong các nhà máy xi măng để phát điện. Phấn đấu sau năm 2015, ngành xi măng tự túc ít nhất 20% nhu cầu điện cho sản xuất. Nếu có thể áp dụng mô hình này cho tất cả các nhà máy xi măng trên cả nước, theo ông Huynh, mỗi năm có thể sản xuất thêm khoảng 1,5 tỷ kWh điện.

Tuy nhiên, theo TS. Trần Văn Huynh, khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu trên rất lớn. Ông cho biết, suất đầu tư của các dự án này vào khoảng 1,5 - 2,5 triệu USD, không phải DN nào cũng có thể tự túc nguồn vốn để thực hiện. Vì vậy, ông Huynh khuyến nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng nên có hướng dẫn cụ thể, đồng thời có cơ chế hỗ trợ cho DN.

Riêng với ngành sản xuất gạch không nung, hiện đã có một số đơn vị trong nước nghiên cứu và lắp ráp thành công thiết bị chuyên sản xuất loại gạch này với chất lượng đạt tiêu chuẩn, giá thành phải chăng. Ước tính, mức giá đầu tư khoảng 40 - 50 triệu đồng/thiết bị, công suất 20.000 viên gạch/năm. Với giá thành như vậy, việc đầu tư máy móc và công nghệ sản xuất gạch không nung được đánh giá là nằm trong tầm tay DN…

CFC - Thoibaonganhang

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng