Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Cần minh bạch phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

09/06/2015 - 02:49 CH

Phí bảo vệ môi trường (BVMT) trong khai thác khoáng sản là một trong những công cụ chính sách được xây dựng với mục tiêu tạo nguồn lực tài chính để bù đắp các tổn thất trong các hoạt động khai khoáng gây ra? Sau 10 năm thực hiện chính sách phí bảo vệ môi trường đến nay vẫn chưa có đánh giá hay một báo cáo nào về hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí này.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản năm 2014 đạt 2.571 tỷ đồng. Trong đó, thu từ dầu thô và khí thiên nhiên đạt 614 tỷ đồng. Theo Luật Ngân sách và Nghị định 74/2011/NĐ-CP, phí BVMT từ dầu thô và khí thiên nhiên được đưa về ngân sách trung ương, còn từ các khoáng sản khác do ngân sách địa phương thụ hưởng. Tuy nhiên, Điều 5 Nghị định 74 cũng quy định khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% để hỗ trợ công tác bảo vệ, đầu tư cho môi trường địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho biết khi doanh nghiệp đóng Quỹ Hoàn nguyên trong khai thác khoáng sản thì dễ nhưng khi làm thủ tục để rút tiền ra nhằm thực hiện trách nhiệm hoàn nguyên sau khai thác khoáng sản thì hết sức khó khăn, khiến nhiều doanh nghiệp nản và gây chậm trễ trong công tác này.

Ông Lại Hồng Thanh - Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam nhấn mạnh: Việc sử dụng phí môi trường ở các địa phương là không công khai minh bạch. “Lãnh đạo mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên) đã từng cho tôi biết trong 3 năm liên tiếp họ nộp 40 tỷ đồng tiền phí BVMT nhưng tỉnh Thái Nguyên chỉ phân bổ xuống xã Trại Cau (địa phương có mỏ sắt và nơi người dân trực tiếp bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản) số tiền 500 triệu đồng”- ông Thanh thông tin . Và khi tỉnh Thái Nguyên dành 30 tỷ đồng từ nguồn thu này để xây dựng một con đường tại xã Trại Cau thì người dân ở đây cũng không biết rằng kinh phí được lấy từ phí BVMT do mỏ sắt Trại Cau nộp.



Trên thực tế, việc thu phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được thực hiện hơn 10 năm, nhằm khắc phục các tác động môi trường mà doanh nghiệp không thể xử lý, qua đó hạn chế các tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Việc nguồn thu phí BVMT chưa được sử dụng đúng mục đích đã gây ra sự bất công bằng trong khai thác và sử dụng tài nguyên. Do công tác khắc phục hậu quả môi trường chưa được đầu tư đúng mức nên người dân địa phương vẫn phải chịu những tác động tiêu cực từ khai thác khoáng sản. Nhiều doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn bởi phản ứng, xung đột từ cộng đồng dân cư dù đã đóng một khoản phí để khắc phục các tác động môi trường không thể kiểm soát.

Như vậy rất cần một chính sách nhằm công khai, minh bạch các nguồn thu, sử dụng các nguồn thu trong khai thác khoáng sản và Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trên.

EITI là sáng kiến nhằm tăng cường minh bạch trách nhiệm giải trình, qua đó nâng cao hiệu quả của công nghiệp khai khoáng . Nguyên tắc chung của EITI là Chính phủ và doanh nghiệp cùng công khai một số thông tin cơ bản liên quan đến hoạt động khai thác như giấy phép, sản lượng và các khoản thu ngân sách dưới sự giám sát của Hội đồng các bên liên quan. Hiện, Bộ Công Thương là cơ quan được Chính phủ chỉ định xem xét thực thi EITI. Năm 2014, Bộ Công Thương đã xây dựng báo cáo trình Thủ tướng, hiện báo cáo đang chờ phê duyệt.

Theo Báo Công Thương

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng