Chưa bao giờ nhu cầu tiêu thụ thép trong nước lại xuống mức thấp như
thời gian qua, điều này đã khiến lãnh đạo Công ty cổ phần thép Tây Đô
(Công ty thép Tây Đô) phải lên kế hoạch tìm kiếm các thị trường XK để
giảm áp lực hàng tồn kho.
Hoạt động sản xuất thép Theo đó, cùng với lượng hàng đang bắt đầu XK vào các thị trường Lào, Campuchia, thép Tây Đô nhắm đến Myanmar như một thị trường đầy tiềm năng.
Ông Huỳnh Quang Trung, Tổng Giám đốc Công ty thép Tây Đô cho biết, DN đã tổ chức đoàn khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại vào cuối năm 2013 sang Myanmar để tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Với những cải cách mạnh mẽ và nhu cầu đầu tư xây dựng tăng cao, thị trường này được đánh giá là có nhiều tiềm năng tiêu thụ cho các sản phẩm thép. Tuy nhiên, để thép Việt chen chân vào Myanmar lại không phải chuyện đơn giản khi thị trường này đang được thống lĩnh bởi thép Trung Quốc có giá rất cạnh tranh.
“
Các sản phẩm thép của Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được về chất lượng, song về giá thì không thể “đấu” lại được với thép Trung Quốc. Các sản phẩm thép của Trung Quốc hiện gần như đang thống trị thị trường Myanmar, lại có giá rẻ nên hàng Việt Nam rất khó chen chân vào thị trường. Giá thép của Việt Nam luôn cao hơn so với nước này từ 5-10% nên rất khó để cạnh tranh”, ông Trung nói.
Cách thức làm ăn của người Myanmar rất coi trọng gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, nên hầu hết các thông tin mà DN gửi sang đều không nhận được trả lời. Chưa kể, đây dù là thị trường mới, song mức độ cạnh tranh cũng khá gay gắt do hàng nhập ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc có giá rẻ đang có ưu thế lớn.
Do đó, ông Cường cho rằng nếu DN xác định Myanmar là thị trường tiềm năng và muốn thâm nhập, cần phải có sự đầu tư và đưa hàng một cách bài bản. “Với những thị trường mới, không thể chỉ ký được một hai công hàng đã thấy thoả mãn, hay cũng đừng vội nản lòng nếu hàng chưa thẩm thấu vào thị trường.
Cần phải nhìn đây là thị trường dài hơi, thường xuyên bám sát, cung cấp hàng với số lượng, chất lượng ổn định, thời gian giao hàng đúng hạn. Thậm chí, phải cùng nhà NK, phân phối thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm thì mới tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường”, ông Cường khuyến cáo.
CFC - Hải quan
Ý kiến của bạn