Mục tiêu đến năm 2020Sản lượng
vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và một phần
xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng bảo đảm các tiêu chuẩn trong nước, một số đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất
VLXD duy trì sự tăng trưởng ổn định, bền vững, bình quân khoảng 10%/năm.
Sản xuất
xi măng đạt khoảng 115 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 15%;
gạch gốm ốp lát và đá ốp lát đạt khoảng 570 triệu m3, xuất khẩu khoảng 25%; sứ vệ sinh đạt khoảng 21 triệu sản phẩm, xuất khẩu khoảng 16%;
gạch xây đạt khoảng 30 tỉ viên quy tiêu chuẩn, trong đó
vật liệu xây không nung chiếm khoảng 40%.
Đầu tư sản xuất các vật liệu cao cấp có giá trị lớn phục vụ thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao, hạn chế nhập khẩu, đến năm 2020 giảm từ 50 - 60% khối lượng vật liệu cao cấp nhập khẩu.
Phát triển mạnh sản phẩm cơ khí xây dựng, nhất là các sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn; tăng tỉ trọng cơ khí chế tạo trong nước nhằm chủ động trong công tác vận hành, khai thác, sửa chữa thay thế, cung cấp vật tư, phụ tùng.
Nâng cao trình độ tư vấn, thiết kế, chế tạo nhằm sản xuất các vật tư thiết bị phụ tùng cho các dây chuyền thiết bị đồng bộ (dây chuyền sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu không nung, gạch ốp lát, thiết bị xử lý chất thải rắn đô thị...).
Định hướng tái cơ cấu sản phẩm VLXDPhát triển VLXD phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm cân đối cung - cầu trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, duy trì sự ổn định thị trường xi măng và các loại VLXD chủ yếu; tăng cường quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD.
Điều chỉnh cơ cấu hàng hóa VLXD theo hướng: đối với các VLXD chủ yếu, phải sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: gạch gốm ốp lát, đá ốp lát tự nhiên, sứ vệ sinh,
kính phẳng, vôi công nghiệp; đối với các
vật liệu hoàn thiện cao cấp, phải tăng cường sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển
vật liệu xây không nung. Ưu tiên phát triển vật liệu địa phương, vật liệu tại chỗ nhằm phát huy lợi thế của các địa phương và vùng miền, giảm chi phí vận chuyển.
Ưu tiên đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, thiết bị hiện đại sản xuất ra các sản phẩm VLXD hoàn thiện cao cấp, có tính năng vượt trội, có hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, phục vụ tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Tái cơ cấu đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD theo hướng tăng dần quy mô sản xuất theo nhu cầu của thị trường, hình thành các cơ sở chế biến nguyên liệu, các khu vực sản xuất VLXD tập trung, quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao.
Thực hiện việc áp dụng định mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, triển khai áp dụng các công nghệ vật liệu mới, vật liệu nano sử dụng cho ngành xây dựng và xử lý ô nhiễm môi trường (xử lý nước thải, chất thải rắn, tái chế chất thải, công nghệ xanh...) trong các sản phẩm VLXD theo Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Từng bước hiện đại hóa công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiêu tốn ít năng lượng, kết hợp với nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh việc sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất các VLXD.
Ưu tiên đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, thiết bị hiện đại sản xuất ra các sản phẩm VLXD hoàn thiện cao cấp Định hướng tái cơ cấu lĩnh vực cơ khí xây dựng:Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được phê duyệ tại Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ cấu lại các doanh nghiệp cơ khí xây dựng theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, năng lực thiết bị và nhân lực để làm chủ thiết kế, chế tạo và lắp ráp một số máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng tại Việt Nam. Cải tiến, hiện đại hóa hệ thống thiết bị đồng bộ cho dây chuyền sản xuất các loại VLXD để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Xây dựng chính sách tập trung đầu tư nâng cao chất lượng chế tạo thiết bị trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa dây chuyền
thiết bị sản xuất xi măng và một số thiết bị trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Khuyến khích nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị sản xuất
vật liệu xây không nung, thiết bị xử lý chất thải rắn đô thị, thiết bị xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao từ sản xuất công nghiệp để sản xuất VLXD, hướng đến sản xuất sạch và bền vững.
Mạnh Thân - VLXD.org