Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Tháo gỡ thị trường BĐS: Phải thanh lọc cả người bán và mua

21/10/2013 - 02:06 CH

Điều quan trọng nhất hiện nay là phải tập trung xử lý các dự án mà người dân đã góp vốn mà còn dở dang và biện pháp tốt nhất là phải cho phá sản và không nên áp dụng bảo lãnh.
 
Sau 4 năm thu tiền của dân, dự án Hesco Văn Quán vẫn đắp chiếu.
Trước thực trạng la liệt các dự án bất động sản dở dang, đắp chiếu, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, điểm mấu chốt hiện nay cần tháo gỡ là phải tập trung xử lý dứt điểm các dự án dở dang.

Ông Kiên nói: Đây là lúc chúng ta phải bình tĩnh nhìn lại. Những tồn tại, khó khăn của thị trường bất động sản hôm nay xuất phát từ năm 2009, 2010, khi mà thị trường bất động sản phát triển quá nóng. Bất kỳ ai có hợp đồng góp vốn mua nhà thì ngày mai có lợi nhuận ngay. Chủ đầu tư của dự án đã lợi dụng đặc tính của thị trường và kêu gọi góp vốn qua các bản hợp đồng có lợi cho mình. Nhưng đến bây giờ khi thị trường xuống, chủ đầu tư không thực hiện được dự án thì chính bản thân họ phải chịu trách nhiệm. Luật pháp đã quy định khi bán phải có giấy phép, phải xây xong móng và hạ tầng. Tình trạng dự án đắp chiếu do chính sự làm ăn thiếu lành mạnh của các chủ đầu tư.

Để khắc phục các dự án trên giấy, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi quy định giao dịch bắt buộc phải có bảo lãnh. Ông đánh giá gì về biện pháp này?

 Thị trường bất động sản năm 2014 sẽ nhúc nhích, bước đầu có thanh khoản, nhưng không phải với tất cả các phân khúc. Phân khúc thanh khoản tốt sẽ thuộc về nhà ở cho người có thu nhập trung bình. Với người thu nhập thấp thì việc mua nhà vẫn khó. Tuy nhiên, chúng ta phải thay đổi tư duy rằng đảm bảo cho người dân có chỗ ở chứ không phải mọi người có sở hữu về nhà ở....

Ông Nguyễn Đức Kiên
Biện pháp bảo lãnh giao dịch mà dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đưa ra thiên về bảo vệ người tiêu dùng và là một dấu hiệu tích cực của Bộ Xây dựng trước phản ứng của dư luận xã hội. Tuy nhiên quan điểm của tôi là phải cho doanh nghiệp đó phá sản, phải trả giá. Bản thân chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm theo luật, phải bán tài sản để đền bù cho người mua nhà. Tại sao lúc họ chia lãi 40-50% thì họ không kêu đi? Về phía người mua coi thường pháp luật thì thời điểm này cũng phải trả học phí chứ?

Dự báo trong năm 2014 sẽ có rất ít các dự án triển khai bởi hiếm doanh nghiệp đủ sức phát triển tiếp. Hơn nữa chúng ta đã giao đất cho các nhà đầu tư đáp ứng nhu cầu nhà ở đến năm 2030 rồi. Như vậy quy định bảo lãnh giao dịch chủ yếu áp dụng cho các dự án đã giao đất và đang chuẩn bị khởi công, chào bán ra thị trường.

Theo tôi điều quan trọng nhất hiện nay là phải tập trung xử lý các dự án mà người dân đã góp vốn mà còn dở dang và biện pháp tốt nhất là phải cho phá sản và không nên áp dụng bảo lãnh, hỗ trợ tín dụng cho các dự án này.


Ông Nguyễn Đức Kiên.

Theo ông, những biện pháp tháo gỡ vừa qua đã tác động ra sao với các dự án này?

Tôi muốn nhấn mạnh là cái tắc của bất động sản là ở các dự án cũ chứ không phải là dự án mới nên phải xử lý những dự án cũ này. Trong suốt thời gian qua chúng ta chưa xử lý được gì với các dự án này. Bây giờ phải tạo điều kiện cho người dân kiện chủ đầu tư ra toà và nhà nước phải hỗ trợ pháp lý cho người dân kiện các doanh nghiệp này và khi đó tất cả phải tuân thủ theo luật. Cả người bán và người mua nhà đều phải thanh lọc. Ngân sách nhà nước là tiền thuế của người dân đóng góp và không thể có chuyện dùng ngân sách để chi cho một nhóm các nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án được.

Ở đây không có chuyện nhầm lẫn giữa quản lý nhà nước với lòng tham của chủ đầu tư. Nhà nước cấp phép nhưng không kinh doanh thay cho doanh nghiệp, không ép doanh nghiệp xây nhà. Chúng ta thấy dọc đại lộ Thăng Long (Hà Nội) có biết bao nhiêu dự án mọc lên mà không có hạ tầng, không có đường đi vào? Đấy là lãng phí rất lớn tài sản của xã hội và làm cho hiệu quả đầu tư suy giảm...

Theo Tiềnphong (QT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng