Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Thị trường VLXD: Gia tăng nguy cơ DN nội bị thâu tóm

14/08/2014 - 06:06 CH

Liên tục trong vài năm trở lại đây, sự gia tăng nhanh chóng các nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực sản xuất trong nước, khi mà hàng rào kỹ thuật bằng chính sách bảo vệ cho DN nội vẫn thiếu và yếu thì điều lo ngại bị thâu tóm và mất thị trường trong nước đang trở thành nguy cơ hiện hữu.
Gia tăng các dự án đầu tư nước ngoài

So với khoảng 10 năm về trước, trong nước đã có sự chuyển động mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa cùng sự bùng nổ về xây dựng cơ sở hạ tầng, BĐS cùng nội lực của DN tạo nên những made in Việt Nam dễ dàng nhận diện.

Sau khi được cấp phép đầu tư, Hãng sản xuất tấm thạch cao hàng đầu thế giới đến từ Đức - Knauf Việt Nam tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên của mình tại miền Bắc Việt Nam. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư 30 triệu euro và tổng diện tích khoảng 63.000m2. Ngay sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ có khả năng sản xuất 12 triệu m2 tấm thạch cao và 15 triệu mét dài khung xương kim loại mỗi năm.

Prime là thương hiệu sản xuất men và bình nước nóng. Năm 2013, Tập đoàn Prime Group mới đây đã bán 85% cổ phần của mình với giá trị thực tế là 239,6 triệu USD Mỹ, tương đương 5.000 tỷ đồng cho . Thương vụ này được coi như một vụ thâu tóm DN và trên thực tế, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho pháp nhân mới.

Ngành sản xuất vật liệu nhựa trong cấp thoát nước vốn được cho là ngành ổn định nhất so với vật liệu khác nhiều biến động như xi măng, sắt, thép... Nhưng khi nhìn vào những diến biến trên thị trường chứng khoán năm 2012 thì thời kỳ sóng gió của ngành này sẽ đến mà người ta không phải chờ đợi lâu. Thương hiệu lớn ngành nhựa xây dựng gồm nhựa Tiền Phong, nhựa Bình Minh, nhựa Minh Hùng...

Trong số này nhựa Tiền Phong chiếm 70% thị phần khu vực miền Bắc còn nhựa Bình Minh chi phối thị trường khu vực miền Nam. Giữa tháng 03/2012, Cty Nhựa Thái Lan Nawaplastic Industry (Saraburi) Co. (NTP) bất ngờ thông báo trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của nhựa Bình Minh (mã cổ phiếu BMP) và 22,6% vốn của nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) - hai DN lớn nhất sản xuất ống nhựa xây dựng tại Việt Nam.

Trước đó, Cty mẹ của Saraburi là Thai Plastic & Chemical (có ngành nghề sản xuất tương đồng và hiện chiếm 50% thị phần ống nhựa PVC tại Thái Lan) đã âm thầm mua vào lượng cổ phiếu lớn của BMP và NTP để trở thành cổ đông lớn thứ hai của hai Cty này chỉ sau TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).


Các DN sản xuất VLXD trong nước đang phải đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm

Thâu tóm thị trường


Không dừng lại ở việc nắm giữ cổ phần như đã mua, Giám đốc điều hành của TPC - ông Kanet Khaochan còn tuyên bố sẽ xem xét nâng tỷ lệ sở hữu hai Cty này lên 49%. Điều đáng chú ý, TPC hiện có 45% cổ phần thuộc về tập đoàn Siam Cement (SCG) nắm giữ. SCG hiện đang là con cá mập khi tổng tài sản năm 2011 đạt hơn 12 tỷ USD, đứng thứ 2 tại Thái Lan và xếp hạng 620 trong danh sách 2 nghìn DN lớn nhất trên toàn thế giới. Như vậy, với việc mua cổ phần thông qua Cty con, SCG đang khẳng định tham vọng trở thành DN đứng đầu thị trường nhựa xây dựng tại Việt Nam.

Với Prime, Tập đoàn SCG cũng tuyên bố, trong chiến lược phát triển đến năm 2015 đã xác định sẽ trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực và Việt Nam là một thị trường trọng điểm nơi có 90 triệu dân và là nơi mà Prime đang chiếm đến 20% thị phần gạch ốp lát. Còn với Knauf, ông David Victor Thomas - Tổng giám đốc Knauf Việt Nam từng phát biểu: “Chúng tôi tin rằng, khi nhà máy được hoàn thiện vào tháng 6/2015, Knauf sẽ đạt được thị phần đáng kể trên thị trường Việt Nam nói chung và tại miền Bắc nói riêng. Chúng tôi lên kế hoạch mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà phân phối, các kiến trúc sư, các chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước với mục tiêu giới thiệu rộng rãi sản phẩm. Do đó, chúng tôi sẽ nâng cao và củng cố vị thế của mình trên thị trường VLXD Việt Nam”.

Như vậy, có thể thấy tham vọng thâu tóm và đầu tư vào Việt Nam của các ông lớn VLXD ngoại là có chủ đích. Nhìn vào quan điểm phát triển của lãnh đạo các DN này thì chưa thấy hướng đến mục tiêu xuất khẩu mà chủ yếu là họ ngắm tới thống trị lĩnh vực sản xuất phân phối tiềm năng của ngành. Bản chất của việc này là họ thâm nhập thị trường VLXD một cách khôn ngoan và dễ dàng lại không vi phạm luật pháp.

TPC chỉ bỏ ra khoảng 50 triệu USD (theo giới chuyên gia cổ phiếu dự đoán) mua cổ phần hai DN lớn để nắm quyền điều hành phân phối trong khi nếu bỏ vốn đầu tư trực tiếp, xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền công nghệ, tuyển dụng nhân công, tiếp cận hệ thống đại lý, xây dựng thương hiệu... TPC phải mất nhiều thời gian, với số vốn đầu tư vài trăm triệu USD. Không tốn công, tiết kiệm tiền mà nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường giá rẻ. Một khi đã hình thành một DN hoàn toàn chịu sự quản lý của họ thì việc điều hành Cty này như thế nào là phụ thuộc hoàn toàn vào các ông chủ ngoại. Họ có thể chỉ định DN mua nguyên liệu của chính họ ở ngoài nước, nhập hàng hóa về bán... Việc giấu lãi, chuyển giá, trốn thuế... hoàn toàn có thể xảy ra, giống như đa phần các DN FDI hiện đang làm.

Theo ông Trần Trịnh Tường - Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh hiện không có quy định đề cập đến việc một nhà cung cấp nắm thị phần chi phối mặt hàng nào đó ở nước ngoài khi mua cổ phiếu số lượng lớn của các DN nắm thị phần chi phối mặt hàng đó tại Việt Nam có bị hạn chế hay phải báo cáo cơ quan quản lý tại Việt Nam.

Như vậy, dường như sự hỗ trợ từ chính sách để bảo vệ ngành sản xuất trong nước là rất thấp. Rõ ràng, nguy cơ này cần sự quan tâm của cơ quan quản lý bằng các hàng rào kỹ thuật trước khi quá muộn. 

Theo /Báo Xây dựng *

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng