Về , tại thị trường nội địa, triển vọng doanh thu sẽ tương đối khó khăn dưới ảnh hưởng của ngành Bất động sản. Đối với mảng xuất khẩu kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ dần nhập khẩu lại sau một thời gian dài đóng cửa sẽ bù bắp phần nào cho các thị trường xuất khẩu truyền thống như Sri Lanka, Bangladesh hay Philippines.
Nhìn chung, sản lượng ngành Xi măng 2023 sẽ theo chiều hướng giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm sẽ ở mức nhẹ nhàng hơn so với 2022. Yếu tố cần theo dõi nằm ở giá than cốc (chiếm 35% chi phí sản xuất xi măng).
Kỳ vọng giá than năm 2023 sẽ hạ nhiệt về mức USD140 - 150/tấn (-22% YoY) nhờ Châu Âu đã tích trữ đủ khí LNG cho mùa đông và nguồn cung từ các nhà cung cấp lớn như BHP hay Tinto Rio đã quay lại tăng trưởng. Qua đó, biên lợi nhuận gộp cả dự phóng được cải thiện 1- 2 điểm % trong 2023.
Trong ngành Xi măng, (HT1) được đánh giá cao với lợi thế về nguồn nguyên liệu thô, thương hiệu mạnh và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
Đối với ngành Thép, lợi nhuận toàn ngành Thép trong quý 4/2022 sẽ tiếp tục ở mức thấp hoặc lỗ do giá thép trong nước đã giảm 20% từ đỉnh tháng 4/2022. Ngoài ra, năm 2022 yếu tố biến động lớn về tín dụng và sự tăng giá của nguyên cũng ảnh hưởng ngành Bất động sản và giải ngân đầu tư công 11 tháng năm 2022 chỉ đạt 58,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, khiến sản lượng tiêu thụ thép nội địa suy giảm. Chúng tôi ước tính sản lượng thép tiêu thụ toàn ngành năm 2022 chỉ đạt 27 triệu tấn (-12,5% YoY).
Ngược lại với Xi măng, ngành Thép đối diện nhiều rủi ro xuất khẩu hơn khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Về xuất khẩu, trừ phôi thép, các sản phẩm còn lại của ngành Thép như ống thép, tôn mạ được đánh giá sẽ gặp nhiều cạnh tranh trong năm 2023. Tuy nhiên, ước tính lượng hàng tồn kho giá cao đã giảm nhiều trong quý 3/2022. Dự phóng đến hết quý 1/2023, hầu hết các doanh nghiệp thép sẽ hoàn tất bán các hàng tồn kho giá cao, và có khả năng ghi nhận lợi nhuận dương trở lại.
Lợi nhuận ngành trong 2023 dự kiến chỉ ở mức 50% so với giai đoạn đỉnh cao quý 4/2020 - quý 1/2022, tuy nhiên, theo góc nhìn tích cực thì thời điểm khó khăn nhất đang dần qua đi và lợi nhuận ngành kỳ vọng ghi nhận dương trở lại từ quý1/2023.
Đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023 cũng là yếu tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam thu hút FDI trong bối cảnh tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong vài năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến tiềm năng đối với các nhà sản xuất đa quốc gia, theo đó, khu công nghiệp được đánh giá là ngành được hưởng lợi nhất từ quá trình dịch chuyển, nhất là đối với những doanh nghiệp còn nhiều quỹ đất cho thuê.
VLXD.org (TH)