Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Cổ phiếu ngành thép - tôn mạ kỳ vọng dịp cuối năm

07/10/2020 - 04:29 CH

Với định giá ở mức hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) và lợi nhuận trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) lần lượt là 8.1x và 5.4x, thấp hơn trung bình của ngành thép toàn cầu, ngành thép đang giao dịch ở mức thấp hơn trung bình toàn cầu. Đây là cơ hội tốt để đầu tư, khi kết quả kinh doanh cả ngành kỳ vọng hồi phục, đặc biệt với ngành thép - tôn mạ.
Hưởng lợi khi giá thép cuộn cán nóng ổn định

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tính chung 8 tháng năm 2020, sản xuất và bán hàng thép các loại đã giảm lần lượt 5% và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, xuất khẩu thép các loại giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 2,74 triệu tấn.

Xét theo cơ cấu sản phẩm, sản lượng bán hàng 8 tháng giảm ở hầu hết các sản phẩm; trong đó cuộn cán nóng (HRC) giảm mạnh nhất 19,4%, thép cán nguội giảm 10,6% và thép xây dựng giảm 6%. Riêng sản phẩm tôn mạ có mức tăng trưởng dương gần 3%, ống thép tương đương cùng kỳ năm trước.

Theo đó, việc giá HRC giảm từ 645 USD/tấn trong quý I/2018 về mức 510 - 520 USD/tấn vào quý I/2020, do nguồn cung quặng sắt từ Brazil, Australia phục hồi và giá than ổn định, đã tác động tích cực, giúp các doanh nghiệp tôn mạ cải thiện về lợi nhuận.

Ngoài ra, Trung Quốc đang kích cầu đầu tư công, cũng như chính sách thuế chống bán phá giá các dòng sản phẩm tôn mạ có nguồn gốc Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc góp phần làm giảm tổng sản lượng nhập khẩu thép, qua đó giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các sản phẩm tôn mạ nội địa.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng ghi nhận, trong 7 tháng năm 2020, sản lượng nhập khẩu thép về Việt Nam giảm 2,8%, về mức 8,13 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019.

Trên thị trường niêm yết, Công ty cổ phần Tập đoàn Tôn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG), Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) là các doanh nghiệp lớn, dù thị phần có sự tăng giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm hơn 50% thị phần mảng tôn mạ kim.

Theo Báo cáo tài chính trong 9 tháng niên độ tài chính 2019 - 2020, mặc dù Tôn Hoa Sen ghi nhận mức doanh thu đạt 19.189 tỷ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ, nhưng do ảnh hưởng từ hoạt động xây dựng trong nước diễn biến chậm, bên cạnh hoạt động xuất khẩu gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, lợi nhuận lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 152,7 % so với cùng kỳ, đạt 701 tỷ đồng.

Cùng với đó, yếu tố các công ty tôn mạ đồng loạt triển khai tái cấu trúc đã giúp biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này cải thiện mạnh mẽ. Năm 2019, Tôn Hoa Sen đã thay đổi hệ thống chi nhánh sang mô hình chi nhánh - cửa hàng, với 536 cửa hàng và chi nhánh chỉ bán sản phẩm của doanh nghiệp ở khắp 54 tỉnh, thành. Từ đó, duy trì thị phần số một ở mảng tôn giúp tăng biên lợi nhuận trong 9 tháng niên độ tài chính 2019 - 2020 đạt 16,1%, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng năm 2019, Thép Nam Kim đã chấp nhận thoái vốn khỏi các dự án khó mang tính sinh lời như: Nam Kim Corea và nhà máy Nam Kim 1, thu về 850 tỷ đồng giúp doanh nghiệp giảm mạnh nợ trong dài hạn và ngắn hạn, tăng lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm 2020 hơn 119%, lên 76 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019.

Dòng vốn FDI trở thành chủ đạo

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định, dòng vốn FDI và thị trường nội địa tiếp tục là động lực chính giúp nhu cầu tôn mạ không suy giảm trong năm 2020.

Trong khi cầu tôn mạ cho nhà xưởng khu công nghiệp chiếm hơn 40% thị trường nội địa mảng tôn mạ, dòng vốn FDI duy trì ổn định sẽ giúp nhu cầu mảng tôn mạ nội địa ổn định, nhất là trước xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mảng này. Trường hợp nếu các đường bay quốc tế được mở lại trong năm 2021, Mirae Asset Việt Nam dự báo, vốn FDI sẽ được đầu tư vào Việt Nam tăng trưởng trở lại, đạt mức 39,4 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tại thị trường nội địa, từ giữa năm 2018, thị trường bất động sản hoàn toàn chững lại do sự siết chặt về quy định xây dựng, đặc biệt trong thị trường phía Nam khi các dự án chung cư hiện đang triển khai rất chậm. Trong khi đó, thị trường phía Bắc vẫn có nhu cầu xây dựng vẫn rất lớn, đặc biệt mảng xây dựng dân dụng và công nghiệp nhờ nguồn vốn đầu tư FDI và các dự án chung cư, nhà ở từ thị trường phía Bắc.


Trong năm 2020, thị trường có sự chững lại trong giai đoạn cách ly vào tháng 3 và 4/2020. Mirae Asset Việt Nam cũng dự báo, tổng diện tích sàn năm 2020 đạt 107 triệu m2, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng trưởng trở lại vào năm 2021;tổng diện tích tổng diện tích sàn ngành xây dựng đạt 116,1 triệu m2, tương đương với giá trị ngành xây dựng ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Theo Mirae Asset Việt Nam, ngành thép Việt Nam hiện đang được định giá thấp hơn tiềm năng hiện tại - đây là cơ hội tốt để đầu tư.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) khuyến nghị, các doanh nghiệp tôn thép cũng cần đo lường rủi ro đến từ thị trường nội địa, đặc biệt từ Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG). Từ quý IV/2020, doanh nghiệp này có thể tự sản xuất thép HRC.

Với hoạt động sản xuất tương đối khép kín từ nhập quặng sắt đến sản xuất thành phẩm cuối cùng tôn mạ và thép ống, ước tính Hòa Phát có lợi thế chi phí sản xuất thấp hơn 16 - 18% (biên lợi nhuận gộp từ sản xuất thép HRC).

Đồng thời, Hòa Phát với công suất 2 triệu tấn thép HRC/năm, trong trung hạn sau khi có thể sản xuất toàn bộ thành phẩm từ thép HRC tự sản xuất, dự báo sẽ khiến nguồn cung các sản phẩm tôn và ống thép vốn đang dư thừa tăng mạnh thêm 1,2 - 1,6 triệu tấn, tương đương với 20% tổng sản lượng tôn - ống thép năm 2019.

Trên thị trường niêm yết, cổ phiếu ngành thép - tôn mạ có hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu ở mức cao. Cổ phiếu HSG có hệ số P/E là 8,79; giá trị giao dịch ở mức 15.600 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên hơn 16 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu NKG có hệ số P/E là 20,96; cổ phiếu HPG có hệ số P/E là 8,68...
 
VLXD.org (TH/ TTXVN)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng