>> Nhà cung cấp thép cuộn cán nóng HRC giảm giá chào bán tại Việt Nam
>> Hòa Phát giảm giá thép cuộn cán nóng
>> Formosa Hà Tĩnh điều chỉnh giá thép cuộn cán nóng giảm 100 USD/tấn
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong 9 tháng đầu năm, kinh tế toàn cầu khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại, trong đó có các ngành công nghiệp sử dụng thép. Giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh, liên tục giảm trong thời gian qua với mức giảm 50% so với hồi quý 1/2022.
Giá thép cuộn cán nóng HRC giảm xuống đáy 2 năm, ở mức 510 USD/tấn
Hiện mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC cấp SS400 xuất xứ từ Trung Quốc đang chào bán tại Việt Nam ở mức 510 USD/tấn, giảm thêm 10 USD/tấn so với hồi đầu tuần trước và giảm khoảng 70 USD/tấn so với tháng 9.
Như vậy, đây là mức giảm giá sâu nhất đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC trong vòng 2 năm qua, kể từ mức giá 525-530 USD/tấn ngày 30/10/2020.
Các nhà cung cấp tiếp tục mời thầu HRC của Trung Quốc với giá thấp hơn bao giờ hết. Một thương nhân Trung Quốc cho biết các thương nhân liên tục hạ giá và gây ra sự xáo trộn trên thị trường.
Trong khi đó, giá chào bán SS400 HRC cho lô hàng tháng 12, đầu tháng 1 ở mức giá 500 USD/tấn cfr tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với mặt hàng SAE1006 HRC dày 2mm, loại thép này đang được Trung Quốc chào bán ở mức 550 USD/tấn. Trong khi đó, giá HRC SAE1006 của Nhật Bản độ dày 2-2,5mm hiện đang được chào bán với giá 565 USD/tấn tại Việt Nam.
Việc các nhà sản xuất liên tục hạ giá bán thép HRC đã gây ra sự xáo trộn trên thị trường khiến các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn.
9 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,8 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,3 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường thép trong nước từ nay đến cuối năm có thể khởi sắc, bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
Cụ thể, nguồn vốn kế hoạch giải ngân đầu tư công trong năm 2022 và 2023 còn lại rất nhiều sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng cũng như nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng. Mặc khác, nguồn cung bất động sản trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
VLXD.org (TH/ Cafeland)