Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Mức thuế xuất khẩu mới của xi măng bị phản ứng

21/12/2016 - 03:26 CH

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn 9744/TCHQ-TXNK ngày 12/10/2016 thì mặt hàng xi măng được coi là thuộc nhóm “vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm” và phải chịu 5% thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam và một số doanh nghiệp cho rằng việc Tổng cục Hải quan hướng dẫn áp thuế suất 5% với xi măng xuất khẩu là chưa chính xác.
>> Clinker xuất khẩu phải nộp thuế 5%
>> Đánh thuế xuất khẩu xi măng: Có thể làm giảm sức cạnh tranh của xi măng Việt Nam

Mức thuế chưa chính xác

Báo Đời sống và Pháp luật trích đăng ý kiến của TS. Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, sau Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01/09/2016), Chính phủ ban hành Nghị định 122/2016/NĐ-CP (Nghị định 122) quy định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế. Ở Mục 211 Phụ lục I  Nghị định 122 quy định: “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” có thuế suất thuế xuất khẩu là 5%.

Như vậy, theo TS Cung, chi phí xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng trong nước sẽ tăng thêm khoảng 4,5 USD/ tấn clinker (theo giá FOB bình quân 30 USD/ tấn) và tăng 7,5 USD/ tấn (theo giá FOB bình quân 50 USD/ tấn). Giá xuất khẩu tăng lên, xi măng của Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, thậm chí Nhật Bản.

Theo Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nhịp cầu thế giới, anh Nguyễn T.P thì: “Danh mục các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và mức thuế cụ thể được quy định tại Phụ lục I  Nghị định 122. Nhưng xi măng không có tên trong danh sách tại Phụ lục I. Điều đó có nghĩa là, theo Nghị định này, xi măng không phải là mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu”.

Theo số thứ tự 211 Phụ lục I  Nghị định 122: “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” có thuế suất thuế nhập khẩu là 5%.

Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh xi măng vẫn phải chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5%. Theo anh D. - Công ty xi măng Phúc Sơn, mặt hàng xi măng bị đánh thuế xuất khẩu là do cơ quan hải quan giải thích xi măng là vật tư, nguyên liệu bán thành phẩm.


Nhiều ý kiến cho rằng xi măng là “thành phẩm” chứ không phải “bán thành phẩm” và mặt hàng này không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu tại Phụ lục I Nghị định 122/2016/NĐ-CP nên không phải chịu thuế xuất khẩu. Ảnh minh họa.

Thành phẩm hay bán thành phẩm?

Tuy nhiên, cũng theo anh D. xi măng không phải là vật tư, nguyên liệu bán thành phẩm mà là vật tư, nguyên liệu thành phẩm. Anh D. cho rằng:  “Xi măng là thành phẩm cuối cùng của một quá trình sản xuất, từ khẩu chuẩn bị nguyên liệu, khâu sản xuất clinker, đến khâu nghiền nguyên liệu và rút xi măng. Khác với clinker, thành phần quan trọng để cho ra sản phẩm xi măng, clinker phải trải qua một quá trình chế biến nữa mới cho ra thành phẩm, thì xi măng là sản phẩm cuối cùng, kết thúc của một quá trình chế biến, được sử dụng trực tiếp vào đời sống.”

Cùng quan điểm với anh D., Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhịp cầu thế giới cũng cho rằng: “Thành phẩm là một sản phẩm đã được trải qua quy trình công nghệ cuối cùng của dây chuyền sản xuất và đã được nghiệm thu kỹ thuật, đưa vào lưu kho và sẵn sàng đưa vào lưu thông trong thị trường”. Do đó, theo anh D., xi măng là thành phẩm, không phải là bán thành phẩm.

Giải thích này của Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhịp cầu thế giới và Đại diện Công ty xi măng Phúc Sơn dựa trên cơ sở Điều 28 – Thông tư 200/2014/TT-BTC: “Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoại gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.” Định nghĩa này tương đồng với định nghĩa về thành phẩm của thế giới.

Theo đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng, nếu xi măng là thành phẩm, thì sản phẩm này không phải chịu thuế xuất khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xi măng nói chung, công ty của anh P. và anh D. nói riêng mong muốn Nhà nước có cách giải thích thống nhất và rõ ràng hơn về khái niệm thế nào là thành phẩm? Thế nào là vật tư, nguyên liệu bán thành phẩm và liệt kê các mặt hàng cụ thể theo Bảng mã phân loại hàng hóa HS của thế giới vào nhóm thành phẩm, nhóm bán thành phẩm.

Đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng cho rằng: nếu có quy định gây nhiều cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền nên áp dụng cách hiểu có lợi cho doanh nghiệp.

Hệ lụy của mức thuế “khó hiểu” trên, theo Chủ tịch Hiệp hội xi măng Nguyễn Quang Cung: “Ngoài bất cập về mức thuế suất 5%, xi măng xuất khẩu còn không được hoàn thuế giá trị gia tăng 10% khiến thuế chồng lên thuế. Tiếp đến còn là những bất cập về cách tính giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng”.

TS Cung cũng nhận định: xi măng là sản phẩm của quá trình chế biến sâu, dây chuyền sản xuất hiện đại, chi phí để sản xuất ra sản phẩm xi măng rất lớn, chính vì vậy, xi măng là thành phẩm”, không thể bị coi là “bán thành phẩm”.

Theo Đời sống và Pháp luật
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng