Cụ thể, địa điểm xây dựng cảng được tỉnh Nam Định đề nghị xây dựng tại khu vực bờ biển huyện Nghĩa Hưng, có vị trí không gian từ cửa Lạch Giang đến cửa Đáy thuộc vùng nước cảng biển Nam Định theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021.
Về quy mô xây dựng, Nam Định đề nghị diện tích sử dụng đất, mặt nước giai đoạn hoàn thiện dự kiến khoảng 2.303 ha; quy mô sử dụng đất của dự án giai đoạn mở đầu (đến năm 2030) khoảng 400 ha. Giai đoạn hoàn thiện (sau năm 2030), theo tiến trình đầu tư của các nhà máy thép xanh số 2, 3, dự kiến diện tích đất cảng mở rộng thêm khoảng 137,3 ha.
Quy mô bến cảng (đến năm 2030) bao gồm 19 bến cảng (trong đó 2 bến tổng hợp, container cho tàu đến 50.000 DWT phục vụ trực tiếp nhập thiết bị trong quá trình thi công và vận hành nhà máy, 1 bến chuyên dùng LNG cho tàu 100.000 - 150.000 DWT, 6 bến chuyên dùng nhập thép phế và hàng khác cho tàu 50.000 - 100.000 DWT, 2 bến nhập than và các loại quặng cho tàu đến 300.000 DWT, 6 bến xuất sản phẩm thép cho tàu đến 50.000 DWT, 2 bến chuyên dùng xuất clinker cho tàu 50.000 - 100.000 DWT), các khu neo đậu chuyển tải, chờ đợi cầu.
Nam Định đề xuất đầu tư xây cảng biển 35.000 tỷ đồng.
Công suất thông qua (đến năm 2030): đáp ứng nhu cầu hàng hóa xuất/nhập bằng đường biển khoảng từ 42,6 đến 48,1 triệu tấn (trong đó từ 32,6 đến 33,1 triệu tấn gồm hàng khô, rời là 26,1 triệu tấn, khí LNG, xăng dầu khoảng 4,0 triệu tấn, khoảng 2,5 đến 3,0 triệu tấn hàng tổng hợp, container phục vụ trực tiếp quá trình thi công và vận hành nhà máy nhà máy thép xanh số 1 công suất 7,5 triệu tấn/năm, nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng công suất 2,0 triệu tấn/năm; 10 đến 15 triệu tấn phục vụ xuất clinker các nhà máy xi măng thuộc Tập đoàn).
Về tiến độ đầu tư giai đoạn mở đầu (dự kiến đưa vào khai thác trước năm 2030) chia làm 3 giai đoạn.
Văn bản cũng cho biết tổng vốn đầu tư giai đoạn mở đầu (đến năm 2030) dự kiến khoảng 35.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nam Định và vốn huy động. Hình thức đầu tư bao gồm đầu tư xây dựng mới các công trình cầu cảng, nạo vét khu nước, vũng quay tàu, luồng tàu, hệ thống đường bãi, hạ tầng kỹ thuật, kho xưởng, công trình phụ trợ. Ngoài ra còn có các công trình giao thông kết nối đường biển, đường bộ…
Về tiến độ đầu tư giai đoạn mở đầu (dự kiến đưa vào khai thác trước năm 2030) chia làm 3 giai đoạn.
Văn bản cũng cho biết tổng vốn đầu tư giai đoạn mở đầu (đến năm 2030) dự kiến khoảng 35.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nam Định và vốn huy động. Hình thức đầu tư bao gồm đầu tư xây dựng mới các công trình cầu cảng, nạo vét khu nước, vũng quay tàu, luồng tàu, hệ thống đường bãi, hạ tầng kỹ thuật, kho xưởng, công trình phụ trợ. Ngoài ra còn có các công trình giao thông kết nối đường biển, đường bộ…
VLXD.org (TH/ SHTT)